Trường Hợp Đủ Điều Kiện Hưởng Chế Độ Sảy Thai, Phá Thai, Hư Thai

SAY THAI

Trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý của lao động nữ là khá phổ biến, tuy nhiên không phải người lao động nữ nào cũng nắm được, đôi lúc người làm nhân sự cũng có sai sót. Chính vì vậy, Trung tâm VinaTrain sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới chế độ này để mọi người cùng nắm và củng cố lại kiến thức.

1. Điều Kiện Hưởng Chế Độ:

Người lao động nữ bắt buộc phải có đầy đủ 2 điều kiện dưới đây

  • Người lao động nữ đang mang thai, bị sảy thai, nạo, hút thai, phá thai theo chỉ định của cơ quan khám chữa bệnh; thai chết lưu;
  • Người lao động nữ phải nghỉ việc, thực hiện điều trị tại nơi khám chữa bệnh.

2. Thời Gian Nghỉ Chế Độ Sảy Thai, Nạo, Hút Thai, Thai Chết Lưu Hoặc Phá Thai Bệnh Lý

  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý của lao động nữ là theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
  • Thời gian nghỉ việc tối đa:
    • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
    • 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
    • 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
    • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.Cách tính tiền hưởng chế độ
Số Ngày Nghỉ Hưởng Chế Độ
Số Ngày Nghỉ Hưởng Chế Độ

 3. Cách Tính Tiền Hưởng Chế Độ

Theo điểm c, khoản 1, điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014, thì tiền chế độ được tính như sau:

– Trường hợp 1: Nếu nhỏ hơn 30 ngày thì tiền chế độ được tính bằng tiền lương bình quân 06 tháng trước thời điểm sinh chia cho 30

Số Ngày Nghỉ Nhỏ Hơn 30 Ngày
Số Ngày Nghỉ Nhỏ Hơn 30 Ngày

– Trường hợp 2: Nếu thời gian nghỉ đủ 30 ngày thì tiền chế độ bằng 01 tháng tiền lương bình quân của 06 tháng trước khi nghỉ.

Tiền chế độ (2) = Lương BQ 06 tháng gần nhất

– Trường hợp 3: Nếu thời gian nghỉ chế độ lớn hơn 30 ngày thì tiền chế độ gồm 01 tháng tiền lương + tiền số ngày vượt quá 30 ngày.

Tiền chế độ (3) = Tiền chế độ (1) + Tiền chế độ (2)

Lưu ý:

– Phải tính đủ 30 ngày mới áp dụng được công thức số 2

– Số ngày nghỉ việc hưởng sẽ theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh, trong luật chỉ quy định ngày nghỉ tối đa

Ví dụ: Người lao động A đang mang thai có mức tiền lương bình quân là 8tr. Mang thai được 24 tuần nhưng sảy thai. Bác sĩ chỉ định nghỉ việc từ ngày 09/07/2019 đến ngày 09/08/2019. Tiền lương hưởng chế độ của người lao động A tính như sau:

– Từ ngày 09/07/2019 đến 08/08/2019 đủ 30 ngày. Tiền chế độ (1) là 8 tr

– Ngày 09/08/2019 là 01 ngày. Tiền chế độ (2) là 266,666 đ

Tổng tiền hưởng chế độ là 8,266,666 đ

4. Hồ Sơ Hưởng Chế độ Sảy Thai, Nạo, Hút Thai, Phá Thai Bệnh Lý, Thai Chết Lưu:

– Giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội

– Hoặc Giấy ra viện. Đây là giấy tờ thường được cấp đối với trường hợp sảy thai

Hồ Sơ Hưởng Chế Độ
Hồ Sơ Hưởng Chế Độ

5. Thời Gian Nộp Hồ Sơ: trong vòng 45 ngày kể từ ngày người lao động quay lại làm việc

Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội thì các bạn có thể đặt câu hỏi ngay tại bên dưới bài viết hoặc gửi email vào leminhnghia23290@gmail.com. Cám ơn

Ths. Lê Minh Nghĩa – Giảng viên nghiệp vụ HCNS tại Trung tâm Giáo dục đào tạo thực tế VinaTrain

 

 

Thảo Luận & Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *