Seaway Bill Là Gì? Cách Ghi Nhớ Và Phân Biệt Nhanh Nhất Với Các Loại Bill Khác

16125 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
seaway bill là được sử dụng giảm thiểu những chi phí phát sinh trong giao dịch vận tải

Bản chất Sea waybill là hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và hãng vận tải. Sea Waybill là gì, tại sao sử dụng vận đơn này, ưu nược điểm của từng loại vận đơn này như thê nào, bạn đọc quan tâm đừng bỏ qua bài viết này.

Hoàng Văn Châu

Tác giả: Hoàng Văn Châu

Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics

I. Khái Niệm Vận Đơn SeaWay Bill Là Gì?

Seaway bill (SWB) là giấy gửi hàng đường biển không có chức năng lưu thông. Việc giao hàng căn cứ vào sự xác nhận rằng người nhận hàng là người có tên trên bill mà không căn cứ vào vận đơn gốc (tương tự như việc giao hàng khi sử dụng Surrendered B/L).

Mẫu bill sea way
Mẫu bill Seaway Bill thực tế

II. Lý Do Cần Sử Dụng Seaway Bill

Thông thường khi gửi hàng bằng đường biển sử dụng B/L để giao nhận, tuy nhiên B/L thể hiện các khó khăn sau và Seaway bill ra đời nhằm giải quyết bất lợi mà B/L hiện có.

  • Khi nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mà việc gửi vận đơn gốc qua đường bưu điện có thể chậm hơn thời gian vận tải khi cảng đi và cảng đến quá gần nhau.
  • Chi phí phát hành và lưu thông vận đơn cao (để đề phòng giả mạo người ta in chữ ở mặt sau vận đơn rất nhỏ do vậy chi phí in rất đắt).

Về mặt thuật ngữ “Seaway bill”, “Non – negotiable Seaway bill” thường được gọi là: Vận đơn đường biển không lưu thông, Biên lai gửi hàng đường biển, hay Giấy gửi hàng đường biển.

seaway bill là được sử dụng giảm thiểu những chi phí phát sinh trong giao dịch vận tải
Seaway bill được sử dụng giảm thiểu những chi phí phát sinh trong giao dịch vận tải

III. Tác Dụng Của Seaway Bill Trong Vận Tải Quốc Tế

  • Hạn chế phát sinh chi phí liên quan trong quá trình phát hành bill, giảm thiểu chi phí lưu kho bãi tại cảng nhập
  • Seaway bill không có chức năng như vận đơn gốc (không có giá trị chuyển nhượng)
  • Người nhận hàng phải chứng minh thông tin trên SWB khớp với thông tin trên Manifest do hãng tàu hoăc công ty FWD khai báo, doanh nghiệp dùng giấy giới thiệu để chứng minh.

IV. Nhược Điểm Khi Sử Dụng Seaway Bill

Loại vận đơn nào cũng sẽ có hạn chế, khi dùng vận đơn seaway chủ hàng cần xác định rõ loại vận đơn này không khống chế quyền nhận hàng của người mua vì vậy nên cân nhắc kỹ trước khí sử dụng:

  • Không thể chuyển nhượng được lô hàng vì bill sea way không có chức năng chuyển nhượng
  • Ngân hàng sẽ không chấp nhận sea way bill nếu mở L/C
  • Bill seaway mà người bán không nhận được thanh toán hoặc đối tác không uy tín sẽ rất rủi ro vì lúc này người mua đã nhận hàng, việc trả tiền phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người mua.
  • Hãng tàu không giữ hàng tại cảng nhập, nhiều trường hợp người mua chưa nhận được hàng ngay sẽ phát sinh chi phí lưu kho bãi.

V. Quy Trình Cấp Seaway Bill

Bước 1: Sau khi giao hàng, người gửi hàng yêu cầu sử dụng Seaway bill, không phát hành B/L gốc.

Bước 2: Người vận tải phát hành Seaway Bill cho người gửi hàng.

Bước 3: Người vận tải thông báo cho đại lý ở cảng đến về Seaway bill.

Lúc này lô hàng xem như đã được “thả ra” sẵn; Việc thả hàng diễn ra rất nhanh qua hệ thống điện tử nội bộ của hãng tàu nên còn gọi là Express Release (thả hàng tốc hành).

Bước 4: Người gửi hàng gửi bộ chứng từ (không bao gồm B/L) cho người nhận hàng.

Người gửi hàng chỉ cần thông báo việc sử dụng Seaway bill cho người nhận hàng qua Email bằng cách đính kèm bản scan hình ảnh Seaway bill.

Bước 5: Người nhận hàng xuất trình giấy tờ (không cần B/L gốc) cho đại lý của người vận tải ở cảng đến.

Bước 6: Đại lý của người vận tải ở cảng đến giao hàng cho người nhận hàng.

Nhìn chung quy trình phát hành Seaway Bill tương tự như các loại vận đơn khác tuy nhiên cần lưu ý loại vận đơn này chỉ được hãng tàu chấp thuận phát hành khi đã nhận được thanh toán trả trước từ người gửi hàng.

Quy trình thực hiện Seaway Bill
Quy trình thực hiện Seaway Bill

VI. So Sánh Seaway Bill Với Các Loại Bill Khác (Bill Gốc, Bill Surrendered)

  • Seaway bill chỉ sử dụng trong trường hợp bên bán đã nhận được thanh toán của người mua hoặc trường hợp 2 bên mua bán có quan hệ thân thiết (cùng hệ thống, mua bán hàng lâu dài,…) Sử dụng Seaway Bill người nhận hàng có tên trong Bill chỉ cần xuất trình chứng từ để lấy hàng tại cảng nhập.
  • Bill gốc (Original) muốn nhận hàng tại cảng nhập thì phải đợi chứng từ gửi từ shipper qua (để có Bill phải thanh toán tiền cho người bán).
  • Bill Surrender để nhận được hàng tại cảng nhập phải phát hành phí điện chuyển tiền Telex realese. Điểm chung của vận đơn Gốc và vận đơn Surrender là người bán đều muốn kiểm soát quyền nhận hàng của người mua tại cảng nhập khẩu.

Kết luận:

Seaway Bill (SWB) được các công ty mẹ con sử dụng khi giải phóng hàng tại cảng nhập. Hãng tàu vẫn thu phí Seaway Bill (gọi chung là phí Telex Release). Nhưng phí này sẽ giẻ hơn nhiều phí Telex của Bill Surrendered.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp độc giả hiểu rõ về Seaway Bill và quy trình thực hiện Seaway Bill trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Seaway Bill là gì?”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Hoàng Văn Châu

Tác giả: Hoàng Văn Châu

Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Quỳnh says:

    Cho em hỏi giữa bill origanal và master bill thì cái nào đảm bảo an toàn trên phương diện pháp lý hơn cho cty ạ

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Quỳnh nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của em, em có thể xem tham khảo bảng so sánh này nha
      1. Bill Original (Vận đơn gốc):
      Là bản gốc của vận đơn được phát hành bởi hãng tàu.
      Cầm giữ Bill Original đồng nghĩa với việc nắm quyền sở hữu hàng hóa.
      Có thể sử dụng để:
      Nhận hàng tại cảng đích.
      Chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa.
      Đàm phán với ngân hàng để thanh toán khoản vay theo L/C.
      2. Master Bill (Vận đơn tổng):
      Là bản sao của vận đơn gốc, thể hiện chi tiết thông tin về lô hàng.
      Thường được sử dụng bởi các công ty giao nhận vận tải (forwarder) để vận chuyển hàng hóa theo dạng gom hàng (LCL).
      Không có giá trị pháp lý cao như Bill Original.
      Về tính an toàn pháp lý:
      Bill Original:
      Đảm bảo tính an toàn cao nhất do là bản gốc và thể hiện quyền sở hữu hàng hóa.
      Có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.
      Tuy nhiên, có thể bị mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
      Master Bill:
      Ít an toàn hơn Bill Original do chỉ là bản sao.
      Khó khăn hơn trong việc thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.
      Tuy nhiên, ít có khả năng bị mất mát hoặc hư hỏng hơn do được lưu trữ bởi forwarder.
      Kết luận:
      Bill Original: Lựa chọn an toàn hơn cho công ty nếu muốn nắm quyền sở hữu và kiểm soát hoàn toàn lô hàng.
      Master Bill: Lựa chọn phù hợp nếu công ty sử dụng dịch vụ gom hàng (LCL) và muốn tiết kiệm chi phí.

      0
      0
  2. Ngọc Hằng says:

    Seaway bill có giống với vận đơn đường biển bill of lading không ạ, và trong trường hợp nào seaway bill có thể thay thế cho bill of lading ạ

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào Cẩm Nhi nhé. Em có thể tham khảo câu trả lời này nha
      Master bill (MBL) là vận đơn chính do hãng tàu phát hành cho người gửi hàng (shipper). MBL là chứng từ quan trọng trong vận tải đường biển, thể hiện việc vận chuyển hàng hóa của hãng tàu. MBL có giá trị pháp lý cao, là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu hàng hóa.
      MBL được phát hành thành nhiều bản có nội dung giống nhau, thường là 3 bản hoặc 5 bản. Bản gốc của MBL được gửi cho người gửi hàng, các bản còn lại được gửi cho hãng tàu và người nhận hàng.

      0
      0
  3. Hồng says:

    Mình thấy có quá trời loại bill khác nhau, khoogn biết lúc học tại vinatrain có được dạy phần này ko?

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Linh Nguyễn, câu hỏi rất hay nha bạn hihi
      Nếu seaway bill bị mất, thì người gửi hàng cần liên hệ với hãng tàu để yêu cầu cấp lại. Quy trình cấp lại seaway bill bị mất như sau:
      1. Người gửi hàng cần gửi cho hãng tàu một công văn yêu cầu cấp lại seaway bill. Công văn yêu cầu cần có chữ ký và con dấu của người gửi hàng.
      2. Người gửi hàng cần cung cấp cho hãng tàu các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hàng hóa. Các giấy tờ thường bao gồm:
      Hợp đồng mua bán hàng hóa
      Giấy ủy quyền của người mua
      Hóa đơn thanh toán tiền hàng
      3. Hãng tàu sẽ xem xét các giấy tờ do người gửi hàng cung cấp và quyết định có cấp lại seaway bill hay không.
      4. Nếu hãng tàu đồng ý cấp lại seaway bill, thì họ sẽ thu phí cấp lại seaway bill. Phí này thường dao động từ 50 USD đến 100 USD.
      Sau khi hãng tàu cấp lại seaway bill, họ sẽ gửi seaway bill đến cho người gửi hàng. Người gửi hàng cần gửi seaway bill mới cho người nhận hàng để họ có thể nhận hàng.
      Lưu ý rằng, nếu seaway bill bị mất, thì người gửi hàng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường cho hãng tàu nếu hãng tàu bị thiệt hại.

      0
      0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Linh Nguyễn, cảm ơn bạn nhé, câu hỏi rất hay nha bạn hihi
      Nếu seaway bill bị mất, thì người gửi hàng cần liên hệ với hãng tàu để yêu cầu cấp lại. Quy trình cấp lại seaway bill bị mất như sau:
      1. Người gửi hàng cần gửi cho hãng tàu một công văn yêu cầu cấp lại seaway bill. Công văn yêu cầu cần có chữ ký và con dấu của người gửi hàng.
      2. Người gửi hàng cần cung cấp cho hãng tàu các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hàng hóa. Các giấy tờ thường bao gồm:
      Hợp đồng mua bán hàng hóa
      Giấy ủy quyền của người mua
      Hóa đơn thanh toán tiền hàng
      3. Hãng tàu sẽ xem xét các giấy tờ do người gửi hàng cung cấp và quyết định có cấp lại seaway bill hay không.
      4. Nếu hãng tàu đồng ý cấp lại seaway bill, thì họ sẽ thu phí cấp lại seaway bill. Phí này thường dao động từ 50 USD đến 100 USD.
      Sau khi hãng tàu cấp lại seaway bill, họ sẽ gửi seaway bill đến cho người gửi hàng. Người gửi hàng cần gửi seaway bill mới cho người nhận hàng để họ có thể nhận hàng.
      Lưu ý rằng, nếu seaway bill bị mất, thì người gửi hàng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường cho hãng tàu nếu hãng tàu bị thiệt hại.

      0
      0
  4. Nhân says:

    Cho mình hỏi làm sao để mình phân biệt đâu là Bill gốc, surrendered B/L, Surrender B/L, Sea Waybill được không ạ? Những bill có chữ Copy hay Non-negotiable là loại bill gì vậy ạ?

    0
    0
  5. Hoà An says:

    Bài viết ở trên rất hữu ích, mà Seaway Bill có thể chuyển nhượng được không trung tâm? Do em đang tìm hiểu muốn học thêm chứng chỉ ạ tư vấn em với

    0
    0
  6. Nguyễn Thanh Thư says:

    (SWB) là giấy gửi hàng đường biển không có chức năng lưu thông vậy nó có bắt buộc phải có không vậy ạ . trung tâm tư vấn giúp em về khoá học này với ạ

    0
    0
    • Tư Vấn VinaTrain says:

      Chào bạn Thu, khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại VinaTrain được hướng dẫn trên toàn bộ chứng từ thực tế có đề cương và giáo trình chi tiết, bạn quan tâm vui lòng kiểm tra gmail từ trung tâm nhé !

      0
      0
    • Tư vấn viên Vinatrain says:

      Chào Hoa, cám ơn bạn đã quan tâm đến khóa học của Vinatrain, bạn vui lòng để lại thông tin liên lạc hoặc liên hệ trung tâm qua zalo, page hoặc sđt bên dưới góc trái màn hình để được hỗ trợ tư vấn nhé.

      0
      0
  7. Bảo says:

    cho em hỏi tính cước hàng air sai thì có sửa lại được không, mong nhận tư vấn dịch vụ của trung tâm. trung tâm có dạy phần

    0
    0
  8. phúc ngô says:

    : cho tôi hỏi khai mainifest xong có sửa được không, tôi muốn được tư vấn dịch vụ của trung tâm. trung tâm có dạy phần này trong khóa học xuất nhập khẩu không? 🙄

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *