Shipper là một thuật ngữ rất phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu & Logistics. Trong một hợp đồng vận chuyển, Shipper có nghĩa là người gửi hàng. Cụ thể hơn, đó là người trực tiếp thu xếp việc gửi lô hàng, hoặc là người được người xuất khẩu chỉ định giao hàng cho đơn vị vận chuyển. Shipper có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Trong rất nhiều trường hợp thì Shipper có thể đồng thời là Seller, Beneficiary. Mặc dù vậy, cũng có nhiều trường hợp Shipper chỉ là người gửi hàng đơn thuần, tiến hành việc đóng và gửi hàng theo chỉ định của Seller. Ở trường hợp thứ 2 này, tên Shipper có thể không xuất hiện trên các chứng từ hàng hóa khác như Hợp đồng, Invoice, Chứng nhận xuất xứ…
Lưu ý: Thuật ngữ Shipper trong xuất nhập khẩu mà chúng ta đang tìm hiểu sẽ khác với khái niệm về người Giao hàng nhanh Shipper mà chúng ta đã biết trên thực tế. Chính vì thế mọi người đừng nhầm lẫn
Vai trò của Shipper như thế nào?
Vậy trong lĩnh vực Logistics & xuất nhập khẩu thì Shipper có vai trò & Trách nhiệm như thế nào?
- Thứ nhất, một vận đơn đường biển phải có đầy đủ thông tin về Shipper hay Consignee, nếu thiếu một trong 2 thông tin này sẽ bị xem là không có giá trị giao dịch vì chưa đầy đủ nội dung. Bất kể là Vận đơn gốc (Original) hay B/L Telex, thì tên Shipper cũng luôn được ghi ở ô trên cùng bên trái, tiếp đó là Consignee.
- Thứ hai, Nếu điều kiện là Prepaid thì người đứng tên ở ô Shipper trên vận đơn là người chịu trách nhiệm bố trí và thanh toán cước vận tải biển, . Sẽ phụ thuộc vào điều khoản Incoterms đã thỏa thuận, Ví dụ như trong điều kiện FOB thì Shipper có trách nhiệm giao hàng lên tàu – On Board hay CIF thì Shipper có trách nhiệm giao hàng đến cảng đích – Destination Port. Tất nhiên, điều đó sẽ loại trừ trường hợp có thỏa thuận thêm về việc cước phí được thể hiện trong hợp đồng ngoại thương, nếu không thì trách nhiệm của Shipper sẽ được hiểu theo tập quán quốc tế, tiêu biểu là theo Incoterms.
- Thứ ba, Shipper là bên có quyền quyết định việc nhả hàng ở cảng đích. Với các bạn đã từng là chủ hàng của 1 lô hàng xuất nhập khẩu thì không lạ lẫm về điện giao hàng (D/O). Thực tế là nếu hàng đã đến cảng đích, việc giao hàng cho Consignee vẫn nằm trong sự quyết định của Shipper.
- Thứ tư, Shipper sẽ có trách nhiệm thương lượng với hãng tàu về vấn đề xử lý các chi phí phát sinh, như phí DEM / DET hay phí sửa chữa container. Đây là một trong những vấn đề quan trọng mà các bạn cần phải lưu ý
Nếu như ở trên tôi chỉ ra rằng Shipper sẽ hết trách nhiệm theo điều khoản Incoterms được thỏa thuận từ trước thì đó chỉ là “cái lý”, có thể nói vui là trong hoạt động xuất nhập khẩu rất cần tới “cái tình – cái lý”. Vì các bạn biết rằng hoạt động ngoại thương thường không diễn ra 1 lần giữa các đối tác mà ngược lại có thể lặp lại và khá thường xuyên. Nếu Shipper thiện chí, họ sẽ chịu (hoặc chia sẻ) chi phí sửa chữa vỏ container khi hãng tàu phạt consignee ở cảng đích, nếu vấn đề hỏng hóc đó diễn ra trong quá trình shipper đóng hàng.
Bên cạnh đó, trong trường hợp Shipper thỏa thuận trước với hãng tàu để được số ngày Freetime kéo dài hơn, cũng giúp Consignee giảm được các chi phí phát sinh trong quá trình nhận hàng tại cảng dỡ.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo tìm hiểu thêm về khóa học xuất nhập khẩu của VinaTrain Việt Nam. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu cần có để có thể bắt đầu đi làm
Trên đây là những thông tin mà VinaTrain cho rằng hữu ích với các bạn đang cần tìm hiểu Shipper là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về Shipper trong xuất nhập khẩu các bạn hãy gửi câu hỏi bên dưới để mọi người cùng nhau thảo luận về chủ đề này nhé
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics
KK, không đọc bài viết này có khi lại nhầm Shipper trong Logistics với anh shipper shopee thì mệt :v
Pingback: SHIPPER Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu & Logistics? – VinaTrain Việt Nam