SHIPPING MARKS là gì? mẫu SHIPPING MARKS theo quy định

Shipping Marks đóng vai trò quan trong trong giao nhận hàng hóa

“Tôi muốn tìm hiểu về một số quy định về Shipping marks khi đóng hàng xuất nhập khẩu, khách hàng yêu cầu show shipping mark trên hàng và vận đơn nhưng lần đầu làm tôi chưa rõ nghiệp vụ này. Nhờ trung tâm VinaTrain cho tôi hỏi có quy định cụ thể nào về việc phát hành Shipping marks hay không? Mong được trung tâm giải đáp. Xin cảm ơn.”

Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Hồ Chí Minh

Cảm ơn chị Nguyễn Tuyết Nhung đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.

Bài viết về Shipping marks được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • 11 năm kinh nghiệm làm logistics.
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

I. Khái Niệm Shipping Marks Là Gì?

Shipping Marks hiểu đơn giản là nhãn hiệu vận chuyển – một yếu tố quan trọng hàng đầu khi vận chuyển hàng hóa quốc tế. Nhãn hiệu này thường được viết dưới dạng chữ, số hay ký hiệu và được in hoặc dán lên mỗi đơn vị đóng gói để dễ dàng nhận biết và xử lý hàng hóa.

Shipping Marks đóng vai trò quan trong trong giao nhận hàng hóa
Shipping Marks đóng vai trò quan trong trong giao nhận hàng hóa

1. Shipping Marks bao gồm những loại nào?

Hiện nay, khi xuất nhập khẩu phát triển thì Shipping marks ngày càng đa dạng hơn về mặt hình thức cũng như là cách in. Sau đây là một vài loại Shipping marks phổ biến:

  • Dạng in
  • Dạng ký tự
  • Dạng ảnh chụp văn bản
  • Dạng bản in
  • Dạng hình vẽ
  • Dạng nhãn đúc
  • Dạng nhãn chạm hoặc khắc lên vật chứa
  • Dạng viết tay

Các loại Shipping marks thường gặp
Các loại Shipping marks thường gặp

2. Mục đích của Shipping Marks

  • Thứ nhất, Shipping marks là dấu hiệu nhận biết cho người vận chuyển và tất cả những người tham gia vận chuyển và xếp dỡ trong quá trình vận chuyển mà không làm tổn hại đến sản phẩm bên trong.
  • Thứ hai, Shipping marks giúp người nhận hàng dễ dàng kiểm tra hàng hóa về số lượng, loại hàng cùng nhiều thông tin khác nhằm đảm bảo hàng hóa được giao chính xác.
  • Thứ ba, Shipping marks giúp tránh trường hợp giao hàng nhầm, tai nạn, mất mát, phạt hải quan hoặc thiệt hại do bảo quản không đúng cách hoặc xử lý sai.
  • Thứ tư, những thay đổi phát sinh trong quá trình vận chuyển nội địa ở nước nhập khẩu đều có thể được giải quyết và xử lý nhanh chóng nhờ vào Shipping marks. Do đó sẽ hạn chế được việc phát sinh các khoản chi phí vì sự chậm trễ cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.

II. Mẫu Shipping Marks Thực Tế

Tùy vào quy mô mà các doanh nghiệp được yêu cầu đưa ra Shipping marks phù hợp với hàng hóa. Một số ngành hàng chỉ có các thông tin cần thiết nhưng cũng có những ngành hàng lại bắt buộc thể hiện đầy đủ các thông tin trên Shipping marks. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, Shipping marks cần phải có những thông tin cơ bản như sau: 

  • Tên hàng (bằng tiếng Anh)
  • Tên đơn bị sản xuất/xuất khẩu
  • Mã ký hiệu hàng hoá
  • Tên đơn vị nhập khẩu
  • Thứ tự các kiện hàng hoá
  • Nhà sản xuất
  • Lưu ý sắp xếp hàng hoá, số thứ tự các kiện hàng,…
  • Số thứ tự kiện/tổng số kiện
  • Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng (Invoice) trên Shipping marks.

Để đơn hàng được xử lý nhanh chóng và gọn gàng hơn, bạn nên cung cấp thông tin được thể hiện đầy đủ trên Shipping marks.

Những thông tin cần có trên Shipping marks
Những thông tin cần có trên Shipping marks

III. Shipping Marks Được Sử Dụng Trong Trường Hợp Nào?

  • Hầu hết tất cả các chứng từ xuất khẩu đều có thể hiển thị Shipping marks ở một tỷ lệ khác nhau, ngoại trừ hối phiếu.
  • Một số tài liệu có thể bao gồm hầu hết tất cả các Shipping marks liên quan đến lô hàng, trong khi một số tài liệu có thể đề cập đến một hoặc hai Shipping marks.
  • Packing List nên có càng nhiều Shipping marks càng tốt. Bên cạnh đó, Vận đơn đường biển (Bill of Lading) và Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) đều phải có Shipping marks liên quan.

IV. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Shipping Marks

1. Shipping Marks không nên xuất hiện ở những tài liệu nào?

Bill of exchange – Hối phiếu (draft) không được có bất kỳ Shipping marks nào trên đó, ngoại trừ số thư tín dụng (The letter of credit number). Hối phiếu là một công cụ chuyển nhượng và hình thức của hối phiếu được quy định bởi quy định của quốc gia đó. Bất kỳ tham chiếu không liên quan nào trong hối phiếu có thể làm cho tài liệu vô hiệu về mặt pháp lý của quốc gia. Do đó, các nhà xuất khẩu phải hạn chế thêm bất kỳ Shipping marks nào vào hối phiếu.

2. Quy định về đánh dấu Shipping Marks

Đánh dấu Shipping marks đúng chuẩn rất quan trọng. Nếu không đúng chuẩn, sẽ gây ra những sai sót trong quá trình giao nhận hàng hoá. Việc đánh dấu Shipping marks đúng chuẩn cũng giúp phòng ngừa lỗi tương tự xảy ra trong tương lai. Một sai sót có thể dẫn đến thất thoát hàng hoá, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và tốn phí.

Để đánh dấu Shipping marks chính xác, bạn cần tuân theo những quy định và hướng dẫn sau:

  • Rõ ràng và dễ đọc: Shipping marks cần được in hoặc viết rõ ràng và dễ đọc trên bề mặt của thùng hàng hoặc kiện hàng.
  • Vị trí: Shipping marks nên được đặt ở ít nhất hai mặt đối diện của thùng hàng, đảm bảo dễ dàng nhìn thấy khi hàng hóa được xếp chồng lên nhau.
  • Kích thước và màu sắc: Shipping marks cần có kích thước và màu sắc nổi bật, dễ nhận diện so với màu nền của thùng hàng.
  • Ngôn ngữ: Shipping marks nên được viết bằng tiếng Anh, hoặc tiếng Anh kết hợp với tiếng của nước nhập khẩu (nếu có yêu cầu).
  • Tuân thủ các quy định của nước xuất khẩu và nhập khẩu: Một số nước có thể yêu cầu những thông tin đặc biệt trên Shipping marks, do đó bạn cần nắm rõ và tuân thủ các quy định đó.

Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về  Shipping marks theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa. Tại Điều 1, khoản 2, quy định: (i) Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Về vấn đề này, ngày 13/11/2014, Tổng cục hải quan có Công văn số 13798/TCHQ-GSQL về về Ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, theo đó:

Việc ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 89 nêu trên. Doanh nghiệp xuất khẩu tự chịu trách nhiệm trong trường hợp có xảy ra tranh chấp hoặc khiếu kiện của phía nước ngoài.

Khi làm thủ tục hải quan, Cơ quan hải quan căn cứ vào thông tin khai trên tờ khai hải quan và thực tế hàng hóa (đối với hàng hóa phải kiểm tra thực tế) để quyết định thông quan.

Lưu ý: Shipping marks có thể được điều chỉnh tùy theo yêu cầu của người mua, người bán và quy định của nước nhập khẩu. Vì vậy, bạn nên làm việc chặt chẽ với đối tác và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển để đảm bảo Shipping marks được đánh dấu đúng chuẩn. Sau đây là những lưu ý khi đánh dấu Shipping marks:

  • Mã số, số lượng, tên và số điện thoại của nhà sản xuất phải được đánh dấu đầy đủ.
  • Soạn thảo Shipping marks theo ngôn ngữ của bên gởi hàng và của bên nhận hàng.
  • Hình ảnh và dữ liệu trên Shipping marks phải đầy đủ, chính xác và dễ dàng nhận diện.
  • Không nên để dấu nhãn bị bong tróc hoặc nhiễm bẩn, gây nhầm lẫn và ảnh hưởng tiêu cực đến sự thực hiện của quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

3. Shipping Marks nên dán ở đâu ?

Shipping marks được dán ở đâu cũng có những quy định tiêu chuẩn chung, cụ thể như sau:

  • Shipping marks phải được gắn ở bao bì sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ quan sát nhất để có thể dễ dàng đọc được đầy đủ các thông tin cũng như quy định mà không phải tháo bao bì cũng như tháo rời các phần của sản phẩm.
  • Nếu đó là sản phẩm không thể được mở bao bì thì bên ngoài bao bì phải thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
  • Đối với trường hợp nhãn hiệu vận chuyển không thể thể hiện đầy đủ các thông tin thì phải có các thông tin cần thiết về đơn vị sản xuất cũng như về mặt hàng.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng, với câu trả lời trên VinaTrain đã giúp chị Nhung và độc giả có thêm thông tin về Shipping marks để có căn cứ làm việc với đối tác. Chị cần gửi mẫu hỉnh ảnh tem nhãn sản phẩm của công ty mình cho đối tác kiểm tra trước khi gửi hàng. Lưu ý mẫu tem này đã được đăng ký với cơ quan chức năng, theo quy định đã nêu trên bài viết.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Shipping Marks là gì? Mẫu Shipping Marks theo quy định”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *