Nguyễn Ngọc Hân – Đà Lạt
Cảm ơn chị Nguyễn Ngọc Hân đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.
- Bài viết được xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online
Container là phương tiện chứa hàng trong vận tải hàng hóa đường biển. Trên mỗi vỏ đều in số hiệu container hay ký mã hiệu container thể hiện những thông tin khác nhau về lô hàng được vận chuyển. Bạn có thể tìm thấy trên vách dọc, cửa sau hoặc trên nóc. Hiện nay, các ký mã hiệu container đều tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 6346:1995. Theo đó, các loại mã này được phân ra 3 loại thông tin chính gồm:
I. Giải Thích Ký Hiệu Trên Vỏ Container (identification system)
Trên vỏ container có nhiều ký hiệu khác nhau, mỗi ký hiệu trên vỏ container đều thể hiện ý nghĩa riêng dưới đây là những phân tích chi tiết:
Hệ thống nhận biết là bộ mã kí hiệu nhằm nhận biết các thông tin về:
a) Mã chủ sở hữu (Owner code)
Mã chủ sở hữu hay còn gọi là số hiệu Container bao gồm 3 chữ cái viết hoa được thống nhất và đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế thông qua cơ quan đăng kiểm quốc gia hoặc đăng ký trực tiếp với Cục Container quốc tế – BIC (Bureau International Des Containers Et Du Transport Intermodal).
Sau khi đăng ký, ký mã hiệu Container sẽ được công nhận trên toàn thế giới. Tính đến năm 2006, tại Việt Nam có 6 công ty đã đăng ký mã chủ sở hữu với BIC gồm:
Mã BIC | Tên công ty |
GMBU |
Gemadept |
GMTU |
Gematrans |
NSHU |
Nam Trieu Shipping |
VCLU | Vinashin – TGC |
VNLU | Vinalines Container |
VNTU | Vinashin – TGC |
Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam có một số công ty đang sử dụng số hiệu container chưa đăng ký với BIC, như Biển Đông dùng đầu ngữ BISU, Vinafco dùng VFCU…Việc sử dụng mã chủ sở hữu chưa đăng ký sẽ có một số bất lợi như:
- Thứ nhất: Số Container không được đăng ký với BIC vẫn đưa vào sử dụng là trái quy định trong Phụ lục G của tiêu chuẩn ISO 6343 – Quy định về việc đăng ký mã xác định chủ sở hữu với BIC để được bảo vệ quyền sở hữu đối với mã này trên phạm vị quốc tế.
- Thứ 2: Container gắn mã không đăng ký, trong quá trình lưu thông có thể bị hải quan tạm giữ, kiểm tra và có thể không được phếp lưu thông tự do quy định trong Công ước hải quan về Container (Custom Convention on Containers). Điều này có thể làm gián đoạn hoặc tạm ngừng quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Thứ 3: Việc không đăng ký đồng nghĩa sẽ không được thừa nhận quyền sở hữu đối với số hiệu container khi xảy ra nhầm lẫn, khiếu nại và có thể dẫn đến mất container.
b) Ký hiệu loại thiết bị (equipment category identifier/product group code) của container
Dựa vào ký hiệu về loại thiết bị này bạn sẽ biết được loại container sử dụng trong giao nhận hàng hóa đường biển:
Hiện nay thì ký hiệu gồm có 3 loại chữ cái sau đây:
Việc sử dụng bất kỳ chữ cái nào không thuộc ba chữ cái trên (U; J; Z) làm ký hiệu loại thiết bị được coi là không tuân theo tiêu chuẩn ISO 6346.
c) Số sê ri (serial number/registration number)
Đây là số hiệu container, gồm 6 chữ số. Số sê ri do chủ sở hữu tự đặt và đảm bảo nguyên tắc mỗi số chỉ sử dụng duy nhất cho một container
d) Chữ số kiểm tra (check digit)
Là một chữ số (đứng sau số sê-ri), dùng để kiểm tra tính chính xác của chuỗi ký tự đứng trước đó, gồm: mã container, số sê-ri. Với mỗi chuỗi ký tự gồm mã container và số sê-ri, áp dụng cách tính chữ số kiểm tra container, sẽ tính được chữ số kiểm tra cần thiết.
Việc sử dụng số kiểm tra là để giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình nhập số container. Thực tế là số container được nhiều đối tượng sử dụng (chủ hàng, forwarder, hãng tàu, hải quan…), nhiều lần, trên nhiều chứng từ (B/L, Manifest, D/O…).
Do đó khả năng nhập sai số là rất lớn. Mỗi số container (gồm số hiệu container và số sê-ri) sẽ tương ứng với một chữ số kiểm tra. Do đó, việc nhập sai số phần lớn sẽ bị phát hiện do chữ số kiểm tra khác với thực tế. Tuy vậy, cũng cần lưu ý điều này không phải tuyệt đối, bởi nếu sai 2 ký tự trở lên thì có thể số kiểm tra vẫn đúng, và sai sót không bị phát hiện ra.
2. Tìm hiểu ký hiệu cần có trên vỏ container
Ngoài việc đọc số container bạn cần khai thác được hết những chỉ tiêu thể hiện trên vỏ cont, đây là căn cứ để chủ hàng xác định đúng loại container, có phương án đóng hàng tối ưu chi phí. Trên vỏ container sẽ có những thông tin bắt buộc cần khai thác và những thông tin không bắt buộc khai thác như sau: Các ký hiệu khai thác (Operational Markings)
a) Dấu hiệu bắt buộc thể hiện trên container
Dấu hiệu bắt buộc là các dầu hiệu về: tải trọng container, cảnh báo nguy hiểm điện, container cao.
Cách đọc thông số trên vỏ container
Khai thác thông tin thể hiện trên container trên như sau:
- Số container: WHLU4254220
- Tải trọng tối đa theo thiết kế:32.5 tấn nhưng thực tế tải trọng container load trên tàu sẽ theo quy định của hãng mà bạn booking cước
- Thể tích đóng hàng tối đa:67.74 m3
- Loại container: Container chở hàng, loại cont thường. Dựa vào thể tích chứa hàng bạn sẽ biết được đây là container 40.
Số container được in trên vỏ container bao gồm 4 chữ và 7 số. Tổng hợp như bài viết trên đã phân tích các chỉ tiêu: Mã chủ sở hữu, số seri và chữ số kiểm tra check digit của container
Với thông tin container đã cho bạn sẽ khai thác được số cont của vỏ cont này là: TCLU9929747
Trong đó:
b) Dấu hiệu thể hiện thêm trên vỏ container
Đây là các đầu hiệu quy đình về khối lượng hữu ích lớn nhất (Max net mass), mã quốc gia (Country code).
Ngoài ba loại ký mã hiệu chính, trên vỏ container còn các dấu hiệu mô tả các thông tin cần thiết khác như sau:
Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 9.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Hy vọng, với câu trả lời trên VinaTrain đã giúp chị Hân và độc giả có thêm thông tin hữu ích về những vấn đề liên quan đến Số container và số seal trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Xem thêm bài viết về: Điều kiện FOB Free On Board là gì?
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Ký hiệu trên vỏ container”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics
Đúng thông tin đang cần, mình làm trái ngành nên cứ lơ tơ mơ, may mà có thông tin của trung tâm cung cấp.
Trong trường hợp lô hàng được vận chuyển theo hình thức chuyển tải, thì cần cấp số seal cho cả hai chặng hay không vậy ạ?
Số seal được ai cấp ạ, và ai được quyền kiểm tra và cắt seal nhỉ ?
trước khi rút ruột container ra để trả container rỗng tại cảng và đưa hàng về kho của người mua thì phải check số container và số seal khớp chưa để nhân viên bên cảng họ cắt seal tiến hàng rút hàng, thì trường hợp số container và số seal chưa khớp thì sẽ xử lý như thế nào
Cảm ơn câu hỏi của em nhé Ngọc Phương!
Trong trường hợp số container và số seal chưa khớp, thì nhân viên cảng sẽ không cho cắt seal và rút hàng. Chủ hàng hoặc người nhận hàng cần xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Nếu nguyên nhân là do lỗi của nhân viên cảng, thì chủ hàng hoặc người nhận hàng có thể yêu cầu cảng bồi thường thiệt hại. Còn nếu nguyên nhân là do lỗi của chủ hàng hoặc người nhận hàng, thì chủ hàng hoặc người nhận hàng cần chịu trách nhiệm cho mọi thiệt hại xảy ra.
Trường hợp nhập sai số cont hoặc số seal trên tờ khai hải quan khác với thực tế thì có bắt buộc phải xin sửa tờ khai k ạ, nếu k sửa chắc k được lấy cont ra khỏi cảng đúng k ạ
Làm thế nào để kiểm tra số container và số seal của một lô hàng?
Bài viết hữu ích, nôi dung này có được hướng dẫn trong khóa học xuất nhập khẩu không trung tâm vinatrain ?
Có trang web nào để tra mã số container không mọi người, chỉ mình với, chứ nhớ hết chắc xỉu 🙁
Mình thấy trung tâm có đăng một bài hướng dẫn cách dễ học mã Cont nhanh í, bạn thử tìm xem