So Sánh TT và TTR Trong Thanh Toán Quốc Tế, Tránh Được Nhầm Lẫn Cơ Bản Ai Cũng Từng Gặp

34900 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
TT và TTR là hai phương thức thanh toán phổ biến trong những giao dịch quốc tế

“Chào VinaTrain, Em đang là học viên tại trung tâm ở chi nhánh Hà Nội, Buổi học về thanh toán quốc tế em có việc bân nên nghỉ học đã nhận được tài liệu  học  để chờ lớp học bù nhưng em đọc chưa hiểu rõ về hình thức thanh toán T/T (Telegraphic Transfer)hình thức thanh toán TTR ( Telegraphic Transfer Reimbursement). Cho em hỏi 2 phương thức thanh toán này khác nhau điều gì cách dễ nhớ nhất để không bị nhầm lẫn khi học. Em cảm ơn nhiều.”

Phùng Thảo Linh  – Học viên khóa K63HN03 

Cảm ơn bạn Phùng Thảo Linh đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics. Trung tâm rất hy vọng tài liệu bạn nhận được đã giúp bạn phần nào hiểu về các phương thức thanh toán quốc tế, trong những buổi học bù tiếp theo, giảng viên sẽ phân tích rõ hơn các tình huống cho bạn còn trong bài viết này trung tâm trả lời câu hỏi của em như sau:

Bài viết về So sánh TT và TTR trong thanh toán quốc tế được tư vấn nghiệp vụ bởi cô Nguyễn Thị Liên – Trưởng bộ phận thanh toán quốc tế Ngân hàng VP Bank.

  • 10 năm kinh nghiệm
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ thanh toán quốc tế (thủ tục thanh toán, lập bộ chứng từ, sử dụng phương thức thanh toán phù hợp, ký hợp đồng ngoại thương, phát hành L/C…) bởi GV – Nguyễn Thị Liên vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

I. Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Thanh Toán TT Và TTR

Thanh toán TT và TTR là hai thuật ngữ khá dễ gây nhầm lẫn và có mối liên hệ trong thương mại quốc tế.

  • TT (Telegraphic Transfer – chuyển tiền bằng điện) là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người mua đến ngân hàng và chuyển tiền cho người bán. Người bán sẽ nhận được tiền sau 1 – 2 ngày. Phương thức TT không phụ thuộc vào các hình thức thanh toán khác và hoạt động độc lập.
  • TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement – chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn) được sử dụng trong trường hợp L/C công nhận phương thức thanh toán TTR. Lúc này, người mua phải cung cấp đầy đủ bộ chứng từ theo quy định khi giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng sẽ tiến hành quyết toán trong vòng 3 ngày sau khi đồng ý với yêu cầu thanh toán.
  • Tuy nhiên, trong một số trường hợp, TT có thể trở thành TTR và được sử dụng trong L/C khi ngân hàng mở L/C để thanh toán cho bên chiết khấu. Khi TT trở thành TTR, chứng từ không nhất thiết phải được gửi trước.

Cả hai hình thức đều là thanh toán bằng điện trả tiền, nhưng có sự khác biệt về bản chất. Do đó, khi hợp đồng chỉ ghi rõ thanh toán bằng TT, không thể nhập TTR trong tờ khai. Trong trường hợp này, TT sẽ được chọn là “Khác” (Other) trong các biểu mẫu.

TT và TTR là hai phương thức thanh toán phổ biến trong những giao dịch quốc tế
TT và TTR là hai phương thức thanh toán phổ biến trong những giao dịch quốc tế

II. Bản Chất Của Thanh Toán TT Và TTR

1. TT sử dụng trong L/C khi:

  • Trường hợp thứ nhất: bên phía ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C để giải quyết cho bên xuất khẩu khi ngân hàng quyết định từ điện đòi tiền. Tuy nhiên, điều kiện ở đây là bộ chứng từ phải được xác minh hợp lệ. Với trường hợp này, nhà xuất khẩu sẽ không chọn chiết khấu bộ chứng từ.
  • Trường hợp thứ hai: khi ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C cho ngân hàng chiết khấu nhưng với điều kiện ngân hàng phải nhận được bộ chứng từ đúng đồng thời phía ngân hàng chiết khấu cũng điện đòi tiền. Lúc này nhà xuất khẩu sẽ chọn chiết khấu truy đòi bộ chứng từ.

2. TT trở thành TTR khi:

TT thành TTR và sử dụng trong L/C: Ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu khi đã nhận được điện đòi tiền từ bên ngân hàng chiết khấu. Ở đây không cần biết chính xác chứng từ đã tới hay chưa. Trong khi đó nhà xuất khẩu chọn chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ.

Tóm lại, 2 phương thức thanh toán TT và TTR về hình thức đều dùng điện trả tiền. Tuy nhiên xét sâu về bản chất thì cả 2 không hề giống nhau. Do đó nếu trên hợp đồng phương thức thanh toán là TT thì trên tờ khai không thể nhập TTR. Khi đó TT sẽ chọn là RC “Khác”.

III. Quy Trình Thanh Toán Bằng Phương Thức TT Và TTR

Tuy là hai phương thức thanh toán hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng quy trình thanh toán bằng TT, TTR về cơ bản đều có những bước như sau:

Bước 1: Bên xuất khẩu sẽ chuyển hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho bên nhập khẩu.

Bước 2: Sau khi bên nhập khẩu đã kiểm tra hàng hóa hoặc bộ chứng từ xong, nếu phù hợp với yêu cầu và thỏa thuận của hai bên sẽ lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ.

Bước 3: Bên ngân hàng chuyển tiền sẽ lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý hay chi nhánh – ngân hàng trả tiền.

Bước 4: Bên ngân hàng trả tiền sẽ thanh toán cho người thụ hưởng.

IV. Những Lưu Ý Khi Thanh Toán Bằng TT Và TTR

Quy trình thanh toán bằng TT, TTR nhìn chung không quá phức tạp. Tuy nhiên, khi thanh toán bằng các phương thức này, cần lưu ý những điều sau:

Đối với phương thức thanh toán TTR trả sau, bên nhập khẩu chỉ thanh toán khi đã nhận đủ hàng kèm theo bộ chứng từ gốc và tờ khai hải quan.

  • Bên xuất khẩu có trách nhiệm mang bộ chứng từ gốc đi sao y thành một bản khác và chủ động gửi kèm theo lệnh chuyển tiền đồng thời gửi lại cho phía ngân hàng để ngân hàng thực hiện thanh toán bằng cách chuyển khoản.
  • Phía bên mua cần đảm bảo có đủ số tiền trong tài khoản để thanh toán theo hoá đơn thương mại.
  • Khi hoàn tất thủ tục thanh toán bằng TT và TTR cần giữ lại một lệnh chuyển tiền và một điện chuyển tiền có dấu mộc của phía ngân hàng kèm theo bộ chứng gốc để tránh rắc rối về sau.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp Linh và độc giả hiểu rõ về sự khác nhau giữa thanh toán bằng TT và TTR trong hoạt động thanh toán quốc tế. 

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “So sánh TT và TTR trong thanh toán quốc tế”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Đoàn Hùng says:

    phí TT thường là bao nhiêu vậy mình đang tính nhập hàng về trong tháng 4 tới khóa học tại trung tâm có dạy cách nhập khẩu hàng về không

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *