Ngày nay, KPI và OKR được xem như là những công cụ giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể theo dõi và đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên hoặc một bộ phận, ban ngành cụ thể một cách sát sao nhất. Tuy nhiên, không phải nhà quản lý nào cũng hiểu rõ KPI và BSC là gì, để từ đó áp dụng chúng một cách chuẩn xác nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu KPI và OKR thực chất là gì và nhận diện 5 điểm khác nhau giữa KPI và OKR để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất nhé!
1. KHÁI NIỆM VỀ KPI VÀ OKR
1.1. KPI là gì?
KPI (Key Performance Indicators) là công cụ được sử dụng để đánh giá hiệu suất và hiệu quả thực hiện công việc của một đối tượng cụ thể (doanh nghiệp, phòng ban hoặc cá nhân nhân viên) trong quá trình thực hiện một mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt, hệ thống đánh giá KPI còn được dùng để so sánh thành tích giữa các tổ chức, phòng ban hoặc cá nhân khác nhau nhằm tạo động lực làm việc và tinh thần cạnh tranh.
Một số đặc điểm của KPI:
- Hiệu quả của KPI có thể xác định được chính xác bằng số liệu chính xác
- Cần phải lên lịch đo lường định kỳ cho KPI
- Không thể giao KPI một cách chung chung mà phải gắn với một nhân viên hoặc bộ phận, phòng ban cụ thể
1.2. ORK là gì?
OKR là cụm viết tắt cho Objectives and Key Results, là một hệ thống dùng các tiêu chí để đánh giá mục tiêu trong một khuôn khổ nhất định. Đặc biệt, trong hệ thống OKR thì mục tiêu và kết quả cần đạt đều đã được xác định từ trước, mục tiêu này thường được đánh giá trong một khoảng ngắn hạn.
Trong phần lớn các doanh nghiệp, hệ thống OKR thường sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá:
- Chỉ tiêu cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng
- Chỉ tiêu tăng doanh thu hằng tháng, hằng tuần,… (chỉ tiêu định kỳ)
- Chỉ tiêu về hiệu suất làm việc của nhân viên hoặc phòng ban
- Mức độ gia tăng số lượng khách hàng tiếp cận được với tư vấn và hỗ trợ
- Giảm thiểu số lượng lỗi dữ liệu trong hệ thống của doanh nghiệp
- …
2. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA KPI VÀ OKR
Có thể thấy, KPI và OKR đều là những công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý và nâng cao hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, 2 hệ thống này lại có nhiều điểm khác biệt mà nhà quản lý cần nắm rõ để có thể tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi nhận diện 5 điểm khác nhau giữa KPI và OKR.
2.1. Đối tượng áp dụng
Đây là điểm khác biệt dễ nhận biết nhất giữa KPI và OKR. Hệ thống KPI được sử dụng cho các bộ phận có mục tiêu, công việc với chu kỳ ổn định. Kết quả của những đối tượng này có thể đo lường chính xác. Ngược lại, OKR sẽ được sử dụng cho những trường hợp khó xác định kết quả chính xác hơn và hoạt động không theo một chu kỳ nhất định.
2.2. Mục đích sử dụng
Như đã đề cập ở trên, KPI thường được sử dụng cho các quá trình vận hành một doanh nghiệp với cơ cấu hoạt động ổn định. Trong đó, KPI được xây dựng để đo lường năng suất làm việc của nhân viên hoặc của các phòng ban. Hệ thống KPI sẽ là công cụ để đánh giá hoạt động nhân sự một cách công bằng và minh bạch thông qua những con số cụ thể.
Với mô hình OKR, doanh nghiệp cần xác định đâu là cơ sở, là nền tảng của họ và đâu là kết quả cần đạt được với những mục tiêu cụ thể. OKR giúp cho từng cá nhân người lao động, từng ban ngành và cả doanh nghiệp xác định được mức độ ưu tiên cho từng công việc cụ thể. OKR sẽ là “kim chỉ nam” cho hầu hết các kế hoạch dài hạn để mọi nhân viên có thể xác định rõ hướng đi và đích đến cuối cùng của doanh nghiệp.
2.4. Trọng tâm của mỗi phương thức
Với OKR, trọng tâm sẽ nằm ở mục tiêu (chữ O – Object trong OKR). Vì vậy, trước khi bắt tay vào “chạy dự án”, ban lãnh đạo và nhân viên cần phải xác định doanh nghiệp muốn gì, để đưa ra các kết quả cuối cùng.
Với KPI, trọng tâm nằm ở các chỉ số (chữ I – Indicator trong KPI). Ngược lại với OKR, các chỉ số trong hệ thống KPI chính là kết quả đã đề ra, góp phần vào việc theo dõi và đánh giá năng lực nhân viên một cách hiệu quả nhất.
2.5. Bản chất
Về cơ bản, OKR là đích đến cuối cùng và để đến được đó, bạn cần phải theo sát hệ thống đánh giá KPI. Hay nói ngược lại, KPI sẽ là “la bàn”, giúp bạn đi đúng hướng, đạt được đúng cột mốc và hướng đến OKR.
Để dễ hiểu hơn, chúng tôi xin được đưa ra một ví dụ cụ thể như sau:
Phòng ban của bạn có OKR của tháng 1, năm 2023 là trên 300 lượt khách tương tác với website của công ty. Vậy thì KPI sẽ là mỗi ngày cần phải có trên 10 lượt khách tiếp cận trang web, đó sẽ là công việc hằng ngày. Nếu hôm nay bạn chưa đạt KPI ngày thì bạn có thể cải thiện ở các ngày kế tiếp, miễn là nó phải bám sát vào OKR trên 300 lượt khách/tháng đã được đề ra ban đầu.
2.6. Về mặt tâm lý
Có thể thấy rằng KPI thiên về hướng “an toàn”, còn với OKR thì đó là “dám thất bại”. Cụ thể, KPI thường khiến cho nhân viên có tâm lý “an toàn” hơn là bức phá vì đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều đang áp dụng cơ chế “cây gậy và củ cà rốt” – tức lương thưởng và phạt. Do đó, chẳng nhân viên nào dại dột mà đặt KPI cao để rồi không đạt được thì sẽ bị phạt. Điều này phần nào giới hạn khả năng “rướn” của nhân viên, làm giảm tính sáng tạo và nỗ lực của họ trong công việc.
Ngược lại, OKR lại khuyến nghị các công ty không gán lương thưởng vào % hoàn thành mục tiêu của OKR. Từ đó, loại bỏ phần nào nỗi sợ thất bại để nhân viên có thể đặt ra và chinh phục các mục tiêu cao hơn. Bởi vì, nếu không đạt thì cũng không ảnh hưởng đến mức lương thưởng của mình. Tất nhiên, điều này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro vì nếu không xác định rõ thực lực của mình thì việc theo đuổi những mục tiêu xa vời sẽ khiến nhân viên và các phòng ban tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức và tài chính trong khi mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp lại bị bỏ lơ.
Tóm lại, OKR và KPI đều là những công cụ hữu hiệu trong việc theo dõi và đánh giá khả năng làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Trên đây, bài viết đã phần nào nêu rõ KPI và OKR là gì, đồng thời nhận diện 5 điểm khác nhau giữa KPI và OKR. Dù khác biệt như vậy nhưng nếu như chúng ta có thể nắm rõ và phối kết hợp chúng lại với nhau trong quá trình thực hiện dự án thì chắc chắn rằng năng suất làm việc của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể.
3. KHÓA HỌC KPI VÀ OKR
Như vậy, chúng ta đã biết KPI và OKR lợi hại như thế nào khi áp dụng trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, hiện nay, KPI vẫn đang được sử dụng nhiều hơn do tính chất dễ triển khai và dễ nắm bắt. Từ đó, nhu cầu thành thạo quy trình xây dựng hệ thống đánh giá KPI đang ngày càng tăng kèm theo là nhu cầu tự học, tự tìm tòi kiến thức về mảng KPI cũng tăng vọt theo.
Tuy nhiên, việc tự học KPI thực sự khó khăn do đây là một mảng còn mới, tài liệu tham khảo đa phần là từ nước ngoài và nếu có khả năng dịch thuật thì thực sự vẫn rất ôm đồm, thiếu thống nhất. Điều này khiến cho nhiều bạn dễ nãn và bỏ cuộc ngay từ khi mới bắt đầu tìm hiểu về mảng này. Do đó, việc tìm kiếm một trung tâm để “chọn mặt gửi vàng”, đăng ký theo học các khóa KPI thực sự là một lựa chọn tối ưu hơn cả.
Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu khóa học KPI chuyên nghiệp của VinaTrain. Với hơn 05 năm kinh nghiệm đào tạo học viên, VinaTrain là một trong những đơn vị đào tạo nghiệp vụ thực tế uy tín nhất tại Việt Nam. Học viên có thể hoàn toàn an tâm khi trải nghiệm chương trình học tập tại đây, đặc biệt là các khóa học về KPI. Khác biệt với những đơn vị cung cấp khóa đào tạo KPI khác, đội ngũ giảng dạy của VinaTrain hoàn toàn không lồng ghép BSC vào dạy chung với KPI, tránh làm loãng giáo trình và tăng độ chuyên biệt cho bài giảng. Đặc biệt, Khóa học KPI chuyên nghiệp tại VinaTrain được những chuyên gia đầu ngành thiết kế sát với thực tiễn. Học viên sau khi hoàn thành khóa học có thể nhận ra rằng KPI thực ra không khó như dân cư mạng đồn thổi và có thể:
Thông tin khóa học KPI của VinaTrain:
Ưu đãi khi đăng ký khóa học KPI:
- Đăng ký nhóm 2 người trở lên: giảm 100.000 VND.
- Chuyển khoản học phí trước ngày nhập học giảm: 200.000 VND.
Trên đây là bài so sánh khái niệm và vai trò của hệ thống KPI và OKR trong doanh nghiệp. Bài viết đã phần nào giúp chúng ta nhận diện 5 điểm khác biệt giữa KPI và OKR, cũng như giới thiệu đến bạn đọc VinaTrain – Hệ thống đào tạo thực tế – là một trong những trung tâm cung cấp khóa đào tạo về KPI uy tín nhất hiện nay. Hy vọng rằng bài viết đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về KPI và OKR. Cám ơn các bạn đã theo dõi và chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường mình theo đuổi!
Tổng hợp – Biên tập: Phước Thiện
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com