Surrendered Bill of lading Là Gì, 03 Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Vận Đơn Này

13398 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
vận đơn surrender là gì

Surrendered Bill of lading (Surrendered B/L) là vận đơn xuất trình hoặc vân đơn điện giao hàng đi liền với Telex Release. Bill Surrender được sử dụng rất nhiều trong vận tải quốc tế vì có lợi cho cả 2 bên mua bán.  Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích rõ về surrender bill và cách sử dụng loại bill này trong vận tải đường biển.

Bài viết về Surrendered Bill of lading được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • 11 năm kinh nghiệm làm logistics.
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

I. Khái Niệm Surrendered Bill Là Gì?

Vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi (Surrendered B/L) là vận đơn thông thường được người chuyên chỗ hoặc đại lý đóng thêm dấu “SURRENDERED – ĐÃ XUẤT TRÌNH” với ý nghĩa “bản gốc đã được nộp lại, đã được thu hồi hoặc không có bản gốc”.

Trong vận tải biển, thông thường khi muốn nhận hàng Consignee phải xuất trình B/L gốc tại cảng đến. Nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp hàng đã đến cảng mà B/L gốc chưa đến tay người nhập khẩu (do cảng đi và cảng đến gần nhau nên hàng đi nhanh trong khi người xuất khẩu chưa kịp chuẩn bị chứng từ xong để gửi cho người nhập khẩu). Lúc này người nhập khẩu muốn sử dụng Surrendered B/L để có thể nhận hàng tại cảng đến mà không cần xuất trình B/L gốc.

Về bản chất Surrendered B/L chỉ như 1 tờ giấy biên nhận của hãng tàu đối với Shipper mà không có các chức năng đầy đủ của vận đơn đường biển, do đó trên thực tế Surrendered B/L thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Công ty mẹ và công ty con
  • Thực hiện hợp đồng gia công
  • Thỏa thuận không cần B/L gốc do tin cậy đối tác

1. Lợi ích của Surrendered Bill

Để yêu cầu làm Surrendered Bill, người gửi hàng sẽ phải trả một khoản phụ phí điện giải phóng hàng gọi là Telex Release Fee. Surrendered bill đi kèm với Telex Release là điện giao hàng nhằm giúp consignee chứng minh mình là chủ hàng mà không cần có bill gốc. Do đó, nó có tác dụng giúp consignee nhận hàng từ shipper trong trường hợp bill gốc chưa đến kịp với consignee.

2. Cách hoạt động của Surrendered Bill

Vận đơn đã nộp tại cảng đi Port of Loading: Shipper gửi yêu cầu Surrendered B/L có nghĩa là họ gửi yêu cầu của mình đến hãng tàu hay Forwarder yêu cầu trả hàng (release cargo) cho consignee mà không cần vận đơn gốc nộp tại cảng đến (Port of Discharge). 

Trong trường hợp này bill gốc sẽ được thu hồi và hãng tàu hay Forwarder sẽ làm một điện giao hàng – Telex Release yêu cầu văn phòng và đại lý (agency) của họ ở cảng đến trả hàng cho người nhận hàng (consignee) mà không cần vận đơn gốc.

Như vậy Surrendered B/L phát sinh khi đã phát hành B/L gốc (Original) cho shipper và hình thức này chỉ áp dụng cho B/L đích danh (Straight B/L).

II. Quy Trình Phát Hành Vận Đơn (Bill of lading Tại Hãng Tàu)

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra cần làm Surrendered Bill, và quy trình chi tiết như sau:

1. Trả Bill gốc và nhận Surrendered B/L

Người nhận hàng không lường trước được việc người gửi hàng chậm chuẩn bị bộ chứng từ, chậm gửi bộ chứng từ cho mình (trong đó có B/L gốc) nên phát sinh yêu cầu sử dụng Surrendered B/L để khắc phục tình hình.

Quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Sau khi giao hàng, người gửi hàng được cấp B/L gốc.

Bước 2: Hàng được vận tải đến cảng dỡ sớm hơn B/L gốc được gửi đến người nhận hàng; Người nhận hàng yêu cầu người gửi hàng thực hiện Surrendered B/L.

Bước 3: Người gửi hàng nộp lại B/L gốc cho người vận tải (xuất trình tại cảng gửi); Người vận tải thực hiện Surrendered B/L bằng cách đóng dấu SURRENDERED lên vận đơn.

Bước 4: Người vận tải thông báo cho đại lý tại cảng dỡ về việc sử dụng Surrenderd B/L bằng Telex Release.

Bước 5: Người nhận hàng xuất trình giấy tờ (không cần xuất trình B/L gốc) cho đại lý hãng tàu.

Bước 6: Đại lý hãng tàu đồng ý giao hàng cho người nhận hàng.

Điểm khác biệt giữa Master Bill và House Bill: Đối với Master bill, SURRENDERED do hãng tàu cấp, in logo của hãng tàu. Đối với House Bill, SURRENDERED do forwarder cấp, có in logo của FWD.
Quy trình thực hiện Surrendered Bill
Quy trình thực hiện Surrendered Bill

2. Yêu cầu làm Surrendered Bill trước khi gửi hàng

Trường hợp này xảy ra khi cả shipper và consignee đều tin tưởng nhau từ trước. Thay vì trường hợp 1 phát hành cả 2 bill Bill gốc và Surrendered B/L, thì ở trường hợp này cả 2 sẽ không mất phí phát hành Bill gốc.
Để làm được điều này, khi bạn nộp SI cho hãng tàu, bạn yêu cầu Surrendered B/L là hãng tàu sẽ hiểu.
Tùy theo hãng tàu sẽ gửi yêu cầu xác nhận khác nhau, bạn làm việc với forwarder uy tín sẽ được hỗ trợ tốt phần này.
Telex Release hãng tàu phải nhận được từ bên gửi hàng (bên làm bill) dù chọn hình thức vận chuyển FOB hay CIF.
Mẫu vận đơn Surrendered
Mẫu vận đơn Surrendered

III. Surrendered Bill Sử Dụng Trong Trường Hợp Nào?

Dựa vào hoạt động của Surrendered Bill, bạn có thể thấy được Surrendered B/L sử dụng khi cả Shipper và Consignee thỏa thuận từ trước, sẽ xảy ra vào các trường hợp sau:

  • Shipper và Consignee muốn tiết kiệm chi phí bằng cách không phát hành Bill gốc
  • Shipper và Consignee là một công ty, hoặc là đối tác lâu năm đáng tin cậy, đều muốn tránh rắc rối từ điểm yếu của bill gốc
  • Shipper không có nhu cầu nhượng lại bộ chứng từ do Surrendered B/L không chuyển nhượng được

IV. Rủi Ro Mất Hàng Khi Sử Dụng Surrendered B/L

Forwarder: rủi ro đến từ nguy cơ FWD gửi nhầm điện giao hàng trước khi có lệnh chính thức từ shipper. Trên tình hình thực tế, các công ty FWD thường thể hiện con dấu có chữ SURRENDERED trên Bill gốc luôn. Việc này dẫn đến nếu agent (đại lý) nhận được email và họ nhầm hiểu là phát lệnh giao hàng.

Đại lý (agent): có thể phát lệnh giao hàng khi chưa có điện giao hàng từ shipper. Rủi ro này đến từ FWS làm việc độc lập với agent, rõ hơn là không có mối quan hệ với Agent, dẫn đến rủi ro nhầm lẫn giữa các bill khác nhau. và phát điện giao hàng (D/O) trước.

Nếu Consignee chưa trả tiền thanh toán tiền hàng cho shipper, thì việc thu hồi thanh toán từ shipper là bất khả thi. Thế nên việc lựa chọn FWD đủ tin tưởng không phải dễ, tốt nhất nên tìm kiếm FWD có Agent ở nước xuất khẩu và tên tuổi lâu năm trong ngành.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp độc giả hiểu rõ về Surrendered Bill of lading và những lưu ý liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Surrendered Bill of lading là gì?”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào Hồng Nhung nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của em, nếu họ k muốn sử dụng surrendered bill thì chịu em ạ, em phải sử dụng các loại bill khác thôi

      0
      0
  1. Đậu says:

    CHo em hỏi là, sắp tới em nhập 3 cont (trong đó 1 cont 40ft, 2 cont 20ft) nhưng cùng 1 bill of lading. Nếu vậy 1 tờ khai nhập trong khai báo em khai số lượng container là 3, Thông báo nộp phí e để 1 cont 40ft, 2 cont 20ft được không ạ?

    0
    0
    • says:

      Chào bạn Châu nhé. Em có thể tham khảo câu trả lời của trung tâm nha.
      Các trường hợp không nên sử dụng surrendered bill:
      – Khi hàng hóa có giá trị cao hoặc dễ bị mất cắp, hư hỏng. Trong trường hợp này, người nhận hàng cần có vận đơn gốc để làm căn cứ khiếu nại hãng tàu nếu xảy ra tranh chấp.
      – Khi người nhận hàng không có khả năng thanh toán toàn bộ tiền hàng trước khi hàng đến cảng đích. Trong trường hợp này, người gửi hàng cần giữ lại vận đơn gốc để đảm bảo quyền sở hữu hàng hóa cho đến khi nhận đủ tiền hàng.
      – Khi người nhận hàng cần sử dụng vận đơn gốc để làm thủ tục hải quan hoặc nhận hàng từ bên thứ ba. Trong trường hợp này, người nhận hàng cần có vận đơn gốc để làm căn cứ thực hiện các thủ tục cần thiết.

      0
      0
  2. Mạnh says:

    NẾU VẬY TRUNG TÂM CÓ THÊ RLEEN BÀI VỀ Ý NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ TRÊN VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN ( BILL OF LADING ) TRONG XUẤT NHẬP KHẨU KHÔNG?

    0
    0
  3. Ngọc Bích says:

    Khi người mua muốn ủy quyền cho ai đó khác nhận hàng thì làm surrendered bill of lading này đúng k nhỉ?

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Ngọc Bích nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn, đúng rồi bạn ạ, nếu người mua muốn ủy quyền cho ai đó khác nhận hàng thì họ có thể làm surrendered bill of lading. Surrendered bill of lading là vận đơn gốc đã được chuyển nhượng quyền sở hữu cho người thứ ba.
      Để làm surrendered bill of lading, người mua cần ký và ghi rõ tên của người được ủy quyền nhận hàng vào phần “consignee” trên vận đơn gốc. Sau đó, người mua cần gửi vận đơn gốc đã ký cho người được ủy quyền.
      Người được ủy quyền sẽ xuất trình vận đơn gốc đã ký cho đại lý hãng tàu để nhận hàng.
      Lưu ý rằng surrendered bill of lading chỉ có giá trị khi người được ủy quyền xuất trình được giấy tờ chứng minh quyền lợi của mình đối với lô hàng. Ví dụ, người được ủy quyền có thể xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, giấy ủy quyền của người mua hoặc giấy tờ chứng minh họ là nhân viên của người mua.

      0
      0
  4. Nam says:

    Nếu trong quá trình làm khai báo gặp bill bị sai tên hàng so với invoice mà k thể sửa manifest thì phải làm sao ạ, trong khóa học ở trung tâm có được hướng dẫn khi gặp các vấn đề như này không ạ?

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Không nhé bạn Ngọc Lê ơi, loại vận đơn surrendered bill of lading này khá là bị hạn chế nè nên không thể dùng để thanh toán.
      Surrendered bill of lading là loại vận đơn đã được người gửi hàng trả lại cho người vận chuyển. Vận đơn này không thể chuyển nhượng cho người khác và không có giá trị chứng từ trong việc giao nhận hàng hóa.
      Vì vậy, surrendered bill of lading không thể được sử dụng để thanh toán bằng L/C. L/C thường yêu cầu người xuất khẩu xuất trình vận đơn gốc để ngân hàng phát hành thanh toán cho người xuất khẩu. Vận đơn gốc là chứng từ quan trọng để xác nhận quyền sở hữu và quyền kiểm soát hàng hóa. Người vận chuyển chỉ giao hàng cho người xuất trình vận đơn gốc.
      Ngoài ra, surrendered bill of lading cũng không thể được sử dụng để thế chấp hàng hóa hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa.

      0
      0
  5. Thanh Hà says:

    bài viết trên rất hữu ích nhưng em vẫn còn câu hỏi là người gửi hàng có trách nhiệm bảo vệ Surrendered Bill of Lading như thế nào vậy ạ? mà bên trung tâm mình có dạy về khoá học này không ạ em xin tư vấn

    0
    0
  6. Trần Trung Hiếu says:

    vậy khi Mất Hàng Khi Sử Dụng Surrendered B/L thì mình nên giải quyết như nào vậy ạ . VINA TRAIN có dạy Xuất Nhập Khẩu những khung giờ nào vậy cho em tham khảo để đăng kí học tại thấy bảo dạy khá ổn ạ

    0
    0
  7. Hoài Thu says:

    cho tôi hỏi khai mainifest xong có sửa được không, tôi muốn được tư vấn dịch vụ của trung tâm

    0
    0
  8. Thanh says:

    bài viết trên rất hữu ích, tình cờ e lướt được khi đang bảo về khoá luận, cám ơn trung tâm nhiều!

    0
    0
  9. bình lâu says:

    cho tôi hỏi khai mainifest xong có sửa được không, tôi muốn được tư vấn dịch vụ của trung tâm. trung tâm có dạy phần này trong khóa học xuất nhập khẩu không? 🙄

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *