Bài viết về Switch B/L được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;
|
- Bài viết được xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online
I. Khái Niệm Switch Bill of Lading Là Gì?
Vận đơn chuyển đổi (Switch Bill of Lading) được dùng trong mua bán 3 bên ”Cross trade” hay còn gọi là “Triangle”. Bạn có thể hiểu Swtich Bill là vận đơn ban đầu được thay đổi bởi vận đơn khác theo những thông tin được chỉnh sửa với mục đích che giấu thông tin của nhà sản xuất hàng hóa thật sự, để 2 bên thứ 3 không biết người bán hàng từ đầu hoặc có thể che giấu xuất xứ hàng hoá, người bán hàng (thường là nhà sản xuất).
Bạn có thể hiểu mua bán 3 bên là 3 người mua bán ở 3 nước khác nhau, Trong đó 1 bên ở giữa là trung gian môi giới mua đi bán lại, 1 bên là nhà xuất khẩu và bên còn lại là nhà nhập khẩu.
Điều gì xảy ra nếu người xuất khẩu và người nhập khẩu biết nhau? Chắc chắn người môi giới sẽ không còn giá trị và biến mất khỏi giao dịch này. Điều này cần được bảo mật bằng việc sử dụng vận đơn chuyển đổi (Switch Bill).
Ví dụ:
Vấn đề vô cùng quan trọng mà công ty trung gian của bạn cần giải quyết được đó là:
Đây chính là lúc bạn cần sử dụng đến nghiệp vụ Switch B/L.
II. Incoterms Và Phương Thức Thanh Toán Khi Làm Switch B/L?
Muốn làm Switch B/L quan trọng nhất là chọn đúng điều kiện Incoterms và đúng phương thức thanh toán để công ty trung gian của bạn có thể chủ động trong vấn đề thực hiện nghiệp vụ Switch B/L.
III. Quy Trình Thực Hiện Switch Bill
1. Vận đơn 1 (vận đơn ảo)
Sau khi ký hợp đồng mua bán với cả A và C, người trung gian B yêu cầu người bán A ở Ấn Độ giao hàng và chỉ định Forwarder phát hành B/L cho mình như sau:
2. Vận đơn 2 (được Switch từ vận đơn 1)
Sau khi vận đơn 1 được phát hành và A đã giao hàng cho B tại cảng Ấn Độ. Người trung gian B tiến hành thanh toán cho người bán A và nhận được đầy đủ bộ chứng từ giao hàng. Lúc này lô hàng hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của B, người trung gian B yêu cầu Forwarder tiến hành Switch B/L bằng cách hủy B/L 1 (bill ảo) đi và phát hành B/L mới (bill thật) với thông tin như sau:
Khi đã có được Switch B/L theo yêu cầu, người trung gian B tập hợp bộ chứng từ giao hàng mới (với các thông tin phù hợp với hợp đồng giữa B và C) gửi cho C để người mua C có thể nhận hàng tại cảng đến ở Mỹ.
IV. Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Switch Bill
Thực ra Switch bill rất khó nhân biết là bill đã được chuyển đổi chưa, nhưng bên nhập khẩu có thể hỏi hãng tàu/FWD liệu bill có phải đã được Switch không và hãng tàu có thể cung cấp thông tin nhưng không bổ sung thêm chi tiết khác cho người nhận.
Thêm vào đó, Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) và Phiếu chi tiết hàng hóa (Packing List) cũng cần được sửa đổi nhà cung cấp là công ty môi giới, C là người mua hàng để khớp với switch bill vừa được phát hành.
1. Ai có thể yêu cầu Switch Bill
Chỉ có chủ hàng mới được quyền yêu cầu Switched bill. Nếu công ty trung gian muốn được switch bill thì phải thanh toán đủ hàng cho nhà xuất khẩu để có giữ đầy đủ bộ chứng từ mới có thể yêu cầu switch bill được.
2. Ai có thể phê duyệt Switch Bill
Switch bill phải được phê duyệt bởi hãng tàu hoặc công ty forwarder – sẽ kiểm tra vận đơn ban đầu và vận đơn chuyển đổi.
Một khi switch bill được phê duyệt và thì vận đơn lúc đầu do nhà cung cấp nhận được phải hủy bỏ để bill switch có hiệu lực cho lô hàng thực tế.
3. Thời gian giới hạn nào cho việc Switch Bill
Switch bill cần được phát hành ngay khi nhận được vận đơn thứ nhất trước khi hàng tới cảng đích, thơi gian switch bill càng sớm càng tốt. Hãng tàu sẽ không chấp nhận Switch Bill khi yêu cầu trễ hơn 3 ngày làm việc trước khi hàng đến cảng đích.
4. Những lưu ý cần biết khi check Switch Bill
Sử dụng Switch Bill giúp các công ty thương mại có thể kiếm lợi ích kinh tế khi mua đi bán lại, giúp cho những bên môi giới hạn chế được chi phí vận tải, rút ngắn thời gian gao hàng cũng như tìm kiếm lợi nhuận do chênh lệch và bảo mật các thông tin cần thiết.
Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp độc giả hiểu rõ về Vận đơn chuyển đổi (Switch Bill) và những lưu ý liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Xem thêm bài viết liên quan: VGM là Gì trong Logistics & Xuất Nhập Khẩu? Cách tính và khai báo VGM?
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Vận đơn chuyển đổi (Switch Bill) là gì?”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.
Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
- Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Nếu người nhận hàng không muốn ký nhận vận đơn sưitch bill hoặc không muốn sử dụng thì sao ạ?
Chào bạn Mỹ Nguyễn nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của em, ngay ban đầu thì bên em nên thỏa thuận với bên nhận hàng về việc sử dụng switch bill trước ý thì sẽ k gặp trường hợp này, còn nếu gặp thì 2 bên lại thỏa thuận lại với nhau em ạ
Trong trường hợp sử dụng vận đơn chuyển đổi, người nhận hàng có quyền yêu cầu người vận chuyển giao hàng cho mình khi nào vậy ạ?
Chào bạn Phùng Dương nhé, rất cảm ơn câu hỏi của bạn nè
Trong trường hợp sử dụng vận đơn chuyển đổi, người nhận hàng có quyền yêu cầu người vận chuyển giao hàng cho mình khi họ xuất trình vận đơn gốc đã ký hậu.
Vận đơn chuyển đổi là vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn chuyển đổi là người nhận hàng hợp pháp.
Do đó, để có quyền yêu cầu người vận chuyển giao hàng, người nhận hàng cần có vận đơn gốc đã ký hậu. Vận đơn gốc đã ký hậu là chứng từ thể hiện quyền sở hữu hàng hóa. Người vận chuyển có nghĩa vụ giao hàng cho người xuất trình vận đơn gốc đã ký hậu.
Việc ký hậu vận đơn chuyển đổi có thể được thực hiện bởi người gửi hàng, người mua hoặc bất kỳ người nào được người gửi hàng hoặc người mua ủy quyền.
Nếu mình chỉ tạm nhập rồi tái xuất đi nước khác liền thì có cần đóng thuế NK, thuế GTGT ko ạ?
Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Theo đó thì tiến hành miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất bao gồm:
Hàng hóa tạm nhập, tái xuất để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
Bên cạnh đó thì tại khoản 20 điều 5 luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 có quy định về những đối tượng không chịu thuế, theo đó đối tượng không chịu thuế sẽ là hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Như vậy thì những hàng hóa nhập khấu mà không phải những hàng hóa thuộc doanh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định pháp luật mà nhập khẩu theo hình thức tạm nhập khẩu để tái xuất theo quy định trên thì được miễn thuế nhập khẩu và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Trung tâm ơi, số tháng rồi tạp chí có bài giới thiệu vế Công ty Tân Cảng/ Cảng Cát Lái ở Sài Gòn. Đề nghị cho chúng tôi biết thêm thông in sau: Công ty Tân Cảng có tham gia chương trình của USA không, chẳng hạn như C-TPAT, CIP và BASC. Nếu công ty Tân Cảng có tham gia thì đây có phải là cảng đầu tiên ở Việt Nam tham gia không hay còn có những cảng khác nữa ko ?
Trung tâm ơi, switch bill có được học trong khóa XNK ko ạ? trung tâm tư vấn mình nhé
Cho mình xin thêm các yêu cầu để được cấp Switch Bill với ạ.
Dạ cho em hỏi phí cấp switch bill này dao động trong khoảng bao nhiêu và phụ thuộc vô yếu tố nào vậy ạ
Vận đơn chuyển đổi có những lợi ích gì?
Thanks VinaTrain, có thể viết thêm nhiều bài về nội dung này được không, mình rất cần
hello anh chị. anh chị cho em hỏi chút
em đang check một lô hàng nhập
từ hamad, qatar về hải phòng
nhưng đang định là switch bill tại dammam, saudi
nhưng mà không biết là e manifest nó về việt nam thì POL nó là dammam, Saudi hay là Hamad qatar
vì nếu mà qatar thì ko được phép nhập hàng sản phẩm tư thịt động vât. anh chị tư vấn giúp em nhé