Tàu Rời, Tàu Chuyến, Tàu Chợ Là Gì Nên Thuê Loại Tàu Nào?

9583 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Tìm hiểu về các loại tàu quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa

“Tôi muốn tìm hiểu về đặc điểm và chức năng chuyên chở của tàu rời, tàu chuyến và tàu chợ trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhờ  trung tâm xuất nhập khẩu VinaTrain cho tôi hỏi tàu rời, tàu chợ, tàu chuyến là gì? Mong được trung  tâm giải đáp. Xin cảm ơn.”

 Cao Hồng Mai – Hà Nội

Cảm ơn chị Cao Hồng Mai đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics Câu hỏi của chị về chủ đề: Tàu rời, tàu chuyến; tàu chợ là gì sẽ được ban biên tập trung tâm VinaTrain tư vấn cụ thể như sau:

Tìm hiểu về các loại tàu quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Tìm hiểu về các loại tàu quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa

I. Tìm Hiểu Về Tàu Rời (Bulk Carriers)

1. Khái niệm tàu rời (Bulk Carriers)là gì gì

Tàu rời là một loại phương tiện vận tải do hãng tàu cung cấp. Loại tàu này chở hàng rời có công suất hoạt động rất lớn, được thiết kế đặc biệt để vận chuyển hàng rời, không đóng gói như: ngũ cốc, than, quặng,… trong hầm hàng của tàu thường cả con tàu chỉ dùng để chở loại hàng hóa đó.

Hàng rời là hàng chở xô, thông thường sẽ không được đóng thùng, đóng bao hay đóng gói. Đối với hàng hóa loại này sẽ được trực tiếp chứa thông qua các khoang hàng của xe tải, tàu hỏa hoặc tàu thủy. Hàng rời được phân loại thành 2 nhóm như sau:

  • Nhóm 1: hàng rời rắn với sự kết hợp từ các phần tử nhỏ, hạt nhỏ hay còn gọi là hàng khô. Loại hàng rời này sẽ được chở với khối lượng, số lượng lớn trên tàu như: lương thực, bột mì, hạt rời, cà phê, nông sản, đá, vật liệu,…
  • Nhóm 2: hàng rời lỏng với các mặt hàng như xăng dầu, hóa chất, nước, dầu thô,… được vận chuyển bằng tanker, tàu thủy, tàu hỏa, đảm bảo an toàn.

Tàu rời có vận tốc lớn chở cố định hàng hóa theo thỏa thuận từ trước
Tàu rời có vận tốc lớn chở cố định hàng hóa theo thỏa thuận từ trước

2. Đặc điểm vận chuyển của tàu rời (Bulk Carries)

Tàu chở hàng rời có những đặc điểm chính như sau:

  • Công suất hoạt động rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa trên thế giới.
  • Cấu trúc vững chắc, có két hông và két treo ở hai bên mạn hầm hàng để làm giảm mặt thoáng hầm hàng và dễ điều chỉnh trọng tâm tàu khi cần thiết.
  • Thường có miệng hầm rộng rãi, thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng. Đặc biệt là hầm hàng của loại tàu này luôn được gia công chắc chắn để chịu được sự va đập của hàng hóa và thiết bị khi làm hàng.
  • Giúp vận chuyển những hàng hóa ở dạng thô, khô như: than đá, lưu huỳnh, quặng sắt, hàng nông sản, phế liệu không đóng thùng hay bao kiện. Những loại hàng này sẽ được chứa trực tiếp vào các khoang hàng chống thấm nước của tàu.

3. Các loại tàu rời tham gia trong quá trình vận tải

Hiện nay, tàu hàng rời được chia thành 2 loại phổ biến như sau:

  • Tàu chở hàng rời có cần trục: Thông số tàu chở hàng rời có cần trục này sẽ có sức chứa gần 25.000 DWT (Handysize), đây là loại tàu có sức chứa trung bình vào khoảng 75.000 DWT, có những tàu với sức chứa lên đến 200.000DWT (thậm chí một số tàu còn lớn hơn nhiều). Rất hữu ích cho việc vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa ở những cảng thiếu trang bị xếp dỡ hàng hóa mạn trái.
  • Tàu chở hàng rời không có hộp số: kích thước và sức chứa của loại hàng này dao động: Handysize: 20000 DWT- 40000 DWT; Handymax: 40000 DWT- 50000 DWT; Supramax: 50000 DWT- 60000 DWT; Panamax: 60000 DWT- 80000 DWT; Post- Panamax: (“ Baby capers”) < 125000 DWT; Capesize: 125000- 200000 DWT

Khi nào cần thuê tàu rời (Bulk carriers) để chở hàng

Thường chi phí thuê tàu rời có giá trị rất lớn do khối lượng hàng hoá chuyên chở nhiều, đi theo lộ trình yêu cầu của chủ hàng. Nếu doanh nghiệp bạn không cần vận tải số lượng hàng hoá như trên hãy tham khảo qua hình thức thuê tàu khác. 

Tàu chở hàng rời cũng có nhiều điểm tương đồng tàu chuyến
Tàu chở hàng rời cũng có nhiều điểm tương đồng tàu chuyến

II. Tìm Hiểu Về Tàu Chuyến (Voyage Charter)

1. Khái niệm về tàu chuyến

Tàu chuyến (Voyage Charter) là loại hình vận tải mà các hãng tàu dịch vụ cung cấp thêm lựa chọn cho khách hàng, đặc trưng của loại tàu này sẽ không chạy theo lịch trình cố định, lộ trình sẽ thay đổi theo những đặc trưng từ hợp đồng vận tải hãng tàu thỏa thuận với khách hàng. Đối tượng chuyên chở: hàng hóa đi tàu chuyến không phải là hàng lẻ mà là loại hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất hàng hóa đồng nhất và thường chuyên chở đầy tàu.

Ví dụ: Tàu chuyến cung cấp dịch vụ vận tải: nông sản; khoáng sản ….

  • Loại tàu vận chuyển: tàu vận chuyển có cấu tạo một boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho việc giải phóng hàng hóa, không phân ra nhiều khoang để chứa hàng và cũng không có thiết bị xếp dỡ riêng như các loại hình tàu chợ khác.
  • Hợp đồng thuê tàu chuyến: hợp đồng quy định về các điều khoản, điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí dỡ hàng hóa lên xuống… đã được thỏa thuận, đồng nhất ý kiến giữa 2 bên chủ hàng và chủ tàu.
  • Cước phí thuê tàu chuyến: sẽ do 2 bên thỏa thuận, ngoài ra người thuê cần thỏa thuận nhưng chi phí phát sinh đi kèm như: phí bốc dỡ, thuê tàu, bốc dỡ tàu vận tải. Vì điều kiện này nên chắc chắn cước tàu chuyến sẽ biến động liên tục.

Doanh nghiệp có sản lượng hàng nhiều thì thuê tàu chuyến là lựa chọn tối ưu vì chủ hàng được thỏa thuận với hãng tàu và có thểm nhiều ưu đãi hơn tuy nhiên với những khách có hàng thường xuyên nhưng không đủ sản lượng lớn thì có lựa chọn khác đó là tàu chợ.

III. Tìm Hiểu Về Tàu Chợ (Liner)

1. Khái niệm về tàu chợ (Liner)

.Tàu chợ (liner) là dịch vụ tàu theo lịch trình cố định của hãng tàu đã có kế hoạch. Chủ hàng muốn thuê chỗ trên phương tiện vận tải, sẽ đặt chỗ với hãng tàu. Về giá và chi phí sẽ được chủ hàng đàm phán với sale của hãng tàu. Đây là loại hình vận tải 100% doanh nghiệp cần sử dụng bạn có thể đi 1 cont hoặc vài chục cont hoặc chỉ vài khối hàng trên lịch trình tàu chợ vì vậy bạn cần lưu ý nhưng điều khá thú vị về loại hình vận tải này. khi thuê tàu chợ (liner) bạn sẽ thấy những đặc chưng sau:

  • Tàu chợ chở nhiều loại hàng, của nhiều chủ hàng khác nhau trên cùng 1 chuyển hàng
  • Lịch trình cập các cảng được quy định từ trước.
  • Tốc độ đi khá cao khoảng 18 – 20 hải lý/giờ.
  • Tàu được thiết kế phức tạp hơn những loại tàu khác và có thiết bị xếp dỡ riêng.Các điều khoản, điều kiện chuyên chở được quy định và in sẵn trên vận đơn.
  • Giá cước tàu chợ do các hãng tàu quy định và được thông báo theo những bảng giá có sẵn với từng tuyến cụ thể, và các khoản phụ thu phat sinh (nếu có).
  • Người chuyên chở, chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển là chủ tàu.

Tàu chợ thường chở nhiều loại hàng hóa từ nhiều đơn vị khác nhau theo những lịch trình cố định
Tàu chợ thường chở nhiều loại hàng hóa từ nhiều đơn vị khác nhau theo những lịch trình cố định

Ưu điểm
  • Số lượng gửi hàng lớn, không bị hạn chế
  • Thủ tục gửi – nhận hàng đơn giản, nhanh chóng
  • Biểu cước vận chuyển ổn định
  • Chủ hàng và chủ tàu đều chủ động trong quá trình vận chuyển
Nhược điểm
  • Chủ hàng không có quyền quyết định lộ trình vận tải
  • Bị động hành trình đôi khi phát sinh dự kiến ngoài mong đợi từ hãng tàu,có thể bị delay lịch tàu do hãng tàu không khai thác chuyến đó vì nhiều lý do như: Không đủ sản lượng, hoặc sự cố bất thường… với những trường hợp này hãng tàu sẽ cung cấp dịch vụ tàu kế tiếp để thay thế cho khách hàng.
  • Luồng tuyến cố định không linh hoạt

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 10.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn Mai và các độc giả hiểu rõ về đặc điểm và chức năng của từng loại tàu để lựa chọn loại tàu phù hợp với chủ hàng trong những hoạt động xuất nhập khẩu.

Bài viết về Tàu rời, tàu chuyến, tàu chợ được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Thị Mai, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • Giảng viên tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vân khoá học nghiệp vụ xuất nhập khẩu vui lòng liên hệ với trung tâm qua hotline:0964.237.168

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế VinaTrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Tàu rời, tàu chuyến, tàu chợ là gì”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

___________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: CT1-A, Khu đô thị XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *