Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Không?

Em đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 02/2020, dự kiến tháng 01/2024 sẽ sinh con. Em quan tâm việc mình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu có thì mức hưởng và thủ tục như thế nào? Mong Trung tâm hỗ trợ giải đáp giúp em.

Nguyễn Thị Toan – Thái Bình

Chào Toan, cảm ơn em đã gửi câu hỏi tới bộ phận tư vấn của chúng tôi. Gần đây Trung tâm nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề của em, sau khi chia sẻ với các chuyên gia về HCNS – Giảng viên cơ hữu – chúng tôi xin được phản hồi, mời em và các độc giả cùng theo dõi.

I. Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Là Gì?

1.  Khái Niệm Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện 

 Tại khoản 3, Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội quy định:

“Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất”.

=> Như vậy, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia trên tinh thần tự nguyện được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

2. Phân Biệt Giữa Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Và Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc 

Hiện nay, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có 02 loại hình tham gia bảo hiểm xã hội đó là: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Dưới đây, là một số tiêu chí phân biệt 02 loại bảo hiểm này:

Tiêu chí BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện
Đối tượng tham gia – Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;

– Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Các chế độ – Ốm đau;

– Thai sản;

– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Hưu trí;

– Tử tuất;

– Hưu trí

– Tử tuất

Trách nhiệm đóng Khi tham gia BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động và người lao động cùng có trách nhiệm đóng BHXH. Khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia tự đăng ký tham gia tại cơ quan BHXH.
Mức đóng hàng tháng – Người lao động đóng 10,5% mức lương đóng BHXH vào Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

– Người sử dụng lao động đóng 21,5% mức lương đóng BHXH vào Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

– Người lao động đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn, tối đa không quá 20% mức lương cơ sở.
Phương thức đóng Đóng theo một trong các phương thức sau:

– 3 tháng

– 6 tháng

– 12 tháng

– Đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đóng theo một trong các phương thức sau:

– Hàng tháng

– 3 tháng

– 6 tháng

– 12 tháng

– Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng.

Căn cứ pháp lý Chương III của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 Chương IV của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

=>  Như vậy, Bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc có 04 điểm khác nhau đó là:

Thứ nhất: về quyền lợi được hưởng: nếu như bảo hiểm xã hội bắt buộc người tham gia sẽ được hưởng các quyền lợi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng quyền lợi hưu trí và tử tuất. 

Thứ hai về Mức đóng hàng tháng: Khác với Bảo hiểm xã hội tự nguyện thì Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia mức tham gia bảo hiểm xã hội căn cứ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội mà không được lựa chọn mức tự đóng. 

Thứ ba về trách nhiệm đóng: Bảo hiểm xã hội tự nguyện được tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự đăng ký tham gia tại cơ quan bảo hiểm xã hội còn bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng theo quy định của pháp luật

Thứ tư về đối tượng tham gia: Nếu như với loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định rộng hơn với 04 đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân; lao động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ quy định 01 đối tượng là Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

3. Có Được Tham Gia Đồng Thời Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Và Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Không?

Như đã phân tích ở trên, về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là ” Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc”. Đồng thời, tại khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH quy định như sau:

Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.

=> Như vây, không được tham gia cùng lúc bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

II. Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Không?

Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ Thai sản hay không? hiện đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm bởi hiện nay tỉ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội tự nguyện trong cả nước ngày càng tăng. Tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định rất rõ về các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.”

=> Như vậy, Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc người tham gia không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Xem thêm: Chế Độ Thai Sản Mới Nhất Điều Kiện Hưởng Thai Sản Cho Cả Vợ Và Chồng

Trên đây là bài viết lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không? của Vinatrain. Hi vọng thông qua bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng như các quyền lợi khi tham gia loại hình bảo hiểm xã hội này. Nếu có những vấn đề còn thắc mắc, cần giải đáp các bạn vui lòng để lại dưới mục bình luận để được đội ngũ chuyên gia của Vinatrain hỗ trợ nhé.

Nguyễn Thơm – Tổng hợp 

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

 Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
 Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
• Văn phòng Hà Nội: P1503 CT1A, Khu Đô Thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
• Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
• Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
• Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

 

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Giang says:

    Thời gian nghỉ thai sản và mức lương hưởng trong chế độ thai sản của nữ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu?

    0
    0
  2. Thương says:

    Cho em hỏi trong tham gia bảo hiểm Chế độ thai sản của nữ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được trợ cấp không?

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *