I. Thang bảng lương là gì?
Thang bảng lương được định nghĩa là một hệ thống được lập nên từ ngạch lương, nhóm lương và bậc lương để làm căn cứ trả lương cho người lao động. Doanh nghiệp dựa vào dữ liệu tổng hợp trên thang bảng lương về năng suất làm việc, mức độ, khả năng hoàn thành công việc để thanh toán tiền lương cho từng nhân viên.

II. Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng thang bảng lương?
Doanh nghiệp cần xây dựng thang bảng lương để làm căn cứ chi trả thu nhập cho người lao động, đồng thời dựa vào thang bảng lương người lao động cũng biết được rõ hơn về quyền lợi và mức hướng lương của mình. Đây là căn cứ để doanh nghiệp làm việc với cơ quan chức năng.
Để quản lý tốt doanh nghiệp, đảm bảo sự minh bạch với nhân viên về vấn đề lương bổng, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một thang bảng lương hằng năm.
Việc xây dựng bảng lương cho người lao động được Nhà nước quy định, dựa trên sự thỏa thuận và khả năng của người lao động, làm cơ sở pháp lý cho việc trả lương, đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành doanh nghiệp và động lực gắn bó người lao động.
2.1 Những điều cần biết khi xây dựng thang bảng lương 2022
Các chủ doanh nghiệp muốn tăng uy tín cho công ty khi tuyển dụng nhân viên thì đầu tiên cần làm đó là xây dựng thang bảng lương, đưa ra định mức lao động, hợp đồng lao động, thoả thuận mức lương với người ứng tuyển theo công việc cụ thể hoặc chức vụ trong công ty.
Căn cứ pháp lý theo Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP và Nghị Định 90/2019/NĐ-CP đã quy định về Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương như sau:
Tham khảo thêm về Nghị định 49/2013/NĐ-CP và Nghị định 90/2019/NĐ-CP Tại Đây
Căn cứ pháp lý theo Điều 93 Luật Lao Động số 45/2019/QH14 quy định về Xây dựng thang bảng lương, cụ thể như:
Xem thêm về điều luật này Tại Đây

III. Cách xây dựng thang bảng lương MỚI NHẤT 2022
Để xây dựng được thang bảng lương chuẩn doanh nghiệp cần biết những yếu tố sau.
1, Thủ tục đăng ký xây dựng bảng lương
Để hoàn thành việc đăng ký xây dựng thang bảng lương, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục dưới đây:
2, Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương 2022
Mức lương cơ bản trong thang bảng lương sẽ được chi trả theo quy định lương từng vùng miền trong điều kiện Trong điều kiện lao động bình thường, doanh nghiệp trả lương lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị xử phạt theo khoản 4, điều 13, Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Hướng dẫn xác định bậc 1 trên thang bảng lương
Theo quy định, bậc 1 trên thang bảng lương không được nhỏ hơn mức lương tối thiểu vùng và bậc sau có giá trị lớn hơn các bậc trước tối thiểu 5%.
– Đối với công việc đơn giản hoặc chức danh thấp, mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
– Đối với công việc, chức danh yêu cầu người lao động có học nghề (gồm cả nhân viên do doanh nghiệp tự đào tạo) phải có mức lương cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu, cụ thể:
– Đối với công việc, chức danh làm công việc có tính chất nguy hiểm, vất vả, tiếp xúc với hóa chất độc hại thì mức lương phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương trong môi trường, không gian làm việc bình thường, cụ thể:
– Đối với công việc, chức danh làm việc trong môi trường làm việc đặc biệt nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc thì mức lương phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ khó tương đương ở môi trường làm việc bình thường cụ thể:
Hướng dẫn xác định từ bậc 2 trở lên trên thang bảng lương
Khoảng cách chênh lệch tối thiểu giữa 2 bậc lương liền kề phải luôn đảm bảo là 5%. Điều này giúp tạo động lực cho nhân viên muốn nâng cao trình độ nghiệp vụ, tích luỹ kinh nghiệm, phát triển tài năng,…
Bên cạnh đó, tuỳ vào tính phức tạp của từng công việc, chức danh, từ đơn giản đến nặng nhọc thì mức lương, thang lương của vùng sẽ khác nhau.
Lưu ý:
IV. Mẫu hệ thống thang, bảng lương 2022 mới nhất

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho những chủ doanh nghiệp, học viên chuyên ngành kế toán muốn tìm hiểu thêm về thang bảng lương và cách xây dựng thang bảng lương chuẩn nhất 2022.
Chúc các bạn thành công!
+Tác giả: Châu Ngân (Tổng hợp)
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Mục lục nội dung