Thanh Toán Biên Mậu Là Gì? Khi Nào Sử Dụng Phương Thức Này

9913 lượt xem Xuất Nhập Khẩu

“Chào trung tâm VinaTrain, em hiện đang là sinh viên, khi học về các hình thức thanh toán thì có thanh toán biên mậu còn khá xa lạ và ít tài liệu. Trung tâm có thể tổng hợp lại cho dễ hiểu được không ạ? Em cảm ơn trung tâm.”

Thanh Loan – Sinh viên năm 3 ngành Kinh doanh quốc tế

Chào bạn, với câu hỏi của bạn, VinaTrain sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng quan tâm theo dõi.

Bài viết về phương thức thanh toán biên mậu được tư vấn nghiệp vụ bởi cô Nguyễn Thị Liên – Trưởng bộ phận thanh toán quốc tế Ngân hàng VP Bank.

  • 10 năm kinh nghiệm
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ thanh toán quốc tế (thủ tục thanh toán, lập bộ chứng từ, sử dụng phương thức thanh toán phù hợp, ký hợp đồng ngoại thương, phát hành L/C…) bởi GV – Nguyễn Thị Liên vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

1, Thanh Toán Biên Mậu là gì?

Thanh toán biên mậu là hình thức thanh toán trong việc mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới của hai nước có chung đường lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định về mua bán trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ hai nước.

Trong những năm gần đây, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các thương nhân ở các vùng biên giới và các khu vực kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia phát triển rất mạnh và đa dạng. Việc trao đổi hàng hoá dịch vụ và thanh toán thường mang đặc điểm riêng:

– Hàng hoá buôn bán qua biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND hoặc tiền của nước có chung đường biên giới

– Phương thức thanh toản do các bên thoả thuận phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước trên cơ sở hiệp định thanh toán được ký kết giữa hai nước có chung đường biên giới.

Thanh toán biên mậu là gì? Khi nào thì sử dụng phương thức này?
Thanh toán biên mậu là gì? Khi nào thì sử dụng phương thức này?

2, Ai có thể tham gia hoạt động thương mại biên mậu?

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh hợp pháp, thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là những đối tượng có thể thực hiện hoạt động thương mại biên mậu theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3, Quy Định Về Thanh Toán Biên Mậu

Đặc điểm chung của các quy định về thanh toán biên mậu

  • Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND hoặc tiền của nước có chung đường biên giới
  • Phương thức thanh toán do các bên thoả thuận phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước trên cơ sở hiệp định thanh toán được ký kết giữa hai nước láng giềng. 
Quy định của thanh toán biên mậu.
Quy định của thanh toán biên mậu.

3.1. Quy Định Thanh Toán Biên Mậu Giữa Việt Nam Và Trung Quốc

Theo quyết định 689/2004/QĐ do ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 07/06/2004, hoạt động thanh toán biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể:

  • Thanh toán thông qua các Ngân hàng được phép của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, theo thông lệ quốc tế. Các Ngân hàng được chọn phải có trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh biên giới thực hiện thanh toán theo thông lệ quốc tế và đáp ứng đúng quy định về quản lý ngoại hối từng quốc gia.
  • Thương nhân Trung Quốc được mở tài khoản VND tại các ngân hàng hợp pháp có thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Trung bằng VND của Việt Nam. Tài khoản này chỉ được dùng để chi tiền thanh toán hàng hoá và dịch vụ, chỉ mua CNY để chuyển về nước và chỉ rút tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam.
  • Thương nhân Trung Quốc có tài khoản ngoại tệ tư do chuyển đổi và tài khoản VND tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam được sử dụng các tài khoản này để thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Trung với các thương nhân của Việt Nam.
  • Thanh toán bằng VND và CNY thông qua các Ngân hàng được phép thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt-Trung bằng VND và CNY.
  • Đồng tiền sử dụng để thanh toán chênh lệch trong giao dịch hàng đổi hàng là ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND họặc CNY. Phần chênh lệch trong giao dịch phải được thanh toán qua ngân hàng.

3.2. Quy Định Thanh Toán Biên Mậu Giữa Việt Nam Và Lào

Các hoạt động thanh toán bao gồm:

  • Chuyển tiền viện trợ, thanh toán, chuyển tiền thực hiện các dự án viện trợ, dự án đẩu tư, dự án khác giữa Việt Nam với Lào.
  • Thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới và thanh toán trong hoạt động buôn bán tại các chợ biên giới, chợ của khẩu hoặc chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

Quy định về việc mở và sử dụng tài khoản bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND và LAK:

  • Các đơn vị thực hiện các dự án viện trợ hoặc các dự án khác của Việt Nam tại Lào có nhu cầu sử dụng vốn của dự án tại Lào phải mở tài khoản VND tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoặc Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt để tiếp nhận phần vốn do Bộ Tài chính Việt Nam cấp phát.
  • Các thương nhân Việt Nam có nhu cầu thanh toán, chuyển tiền bằng VND và LAK phải mở tài khoản VND tại các Ngân hàng được phép có thực hiện thanh toán với Lào.
  • Người không cư trú ở Lào có thể mở, sử dụng tài khoản ngoại tệ tự do chuyển đổi tại các Ngân hàng được phép thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hổi đối với tài khoản của Người không cư trú.
  • Các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản VND, tài khoản LAK tại Lào để thực hiện dự án hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi tổ chức, doanh nghiệp đóng trụ sở chính xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản VND, giấy phép mở tài khoản LAK tại Ngân hàng tại Lào.
  • Các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam chỉ sử dụng tài khoản VND, tài khoản LAK mở tại các Ngân hàng tại Lào để phục vụ cho các mục đích liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu với Lào.
  • Việc sử dụng VND và LAK trong thanh toán đối với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, đầu tư hoặc viện trợ của Việt Nam với Lào:
  • Ngân hàng được phép thoả thuận với Ngân hàng của Lào về việc mở tài khoản VND hoặc tài khoản LAK cho nhau để phục vụ thanh toán cho khách hàng hai nước; hoặc liên hệ với chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào Việt tại Việt Nam thiết lập quan hệ đại lý thanh toán để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng.
  • Ngân hàng của hai bên được thoả thuận về công nghệ, phương thức thanh toán, phương thức quản lý tài khoản và số dư tối đa trên tài khoản không trái với quy định pháp luật của mỗi nước.
  •  Trường hợp số dư trên tài khoản vượt quá số dư tối đa thì cảc Ngân hàng của hai bên có thể thoả thuận chuyển đổi thành ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc tiền của mỗi bên để chuyển về nước nhằm đảm bảo khả năng tự cân đối thu chi giữa VND và LAK.
  • Thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng (phần chênh lệch được thanh toán qua ngân hàng).

3.3. Quy Định Thanh Toán Biên Mậu Giữa Việt Nam và Camphuchia

  • Thanh toán thông qua các Ngân hàng được phép của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, theo thông lệ quốc tế (bao gồm các Ngân hàng đặt trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh có biên giới giáp Campuchia).
  • Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc Đồng Việt Nam (VND) thông qua tài khoản của thương nhân Campuchia mở tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam (tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND của người không cư trú tại Việt Nam).
  • Thanh toán bằng VND và Riel Campuchia (KHR) thông qua tài khoản tại các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối tại tỉnh biên giới của Việt Nam và Ngân hàng thương mại Campuchia theo sự thoả thuận về quan hệ đại lý thanh toán giữa hai Ngân hàng này.
  • Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt (áp dụng trong trường hợp thương nhân của hai bên không thể thanh toán qua Ngân hàng và chỉ được áp dụng cho thương nhân Việt Nam được nhận thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt thông qua việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho thương nhân Campuchia).

4. Tại Sao Doanh Nghiệp Nên Mua Hàng Theo Phương Thức Thanh Toán Biên Mậu

Taị sao doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp thanh toán biên mậu
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp thanh toán biên mậu.

Phương thức giao dịch của hoạt động thanh toán biên mậu được thực hiện thông qua hai phương thức là qua mạng viễn thông quốc tế SWIFT và Internet banking.  Đây là hai phương thức giao dịch được ưa chuộng vì sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà vẫn có độ an toàn cao.

Các khu vực biên giới gần nhau thường có hoàn cảnh văn hóa, tập quán, truyền thống, tôn giáo khá tương đồng nhau nên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, trong quá trình trao đổi buôn bán, ngoài những chính sách được Nhà nước hỗ trợ, thì với mối quan hệ quen biết nhau trong khoảng thời gian dài sẽ có thuận lợi trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa.

Kết Luận

Hiện nay, hoạt động thương mại biên mậu giữa Việt Nam và các nước láng giềng đang trở nên rất sôi nổi. Do đó, việc nắm bắt về phương thức thanh toán biên mậu là vô cùng cần thiết với các bạn làm trong ngành nghề xuất nhập khẩu.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 9.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng, với câu trả lời trên VinaTrain đã giúp chị Thảo và độc giả có thêm thông tin hữu ích về những vấn đề liên quan đến ” ”Thanh toán mậu dịch là gì? Khi nào sử dụng phương thức này?”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm.

Nguồn: Thanh Hương – VinaTrain


HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Mục lục nội dung [Hiển thị]

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Yến says:

    Khi nhân hàng ai là người thực hiện thanh toán biên mậu và ai là người nhận thanh toán có thể giải thích giúp em được không ạ

    0
    0
  2. Huy Khải says:

    Có những điều khoản và điều kiện nào quan trọng trong một giao dịch thanh toán biên mậu hay không hoặc khi giao dịch xong có ảnh hưởng tới người giao dịch hay không? Mong trung tâm giải đáp

    0
    0
  3. Đặng Lê says:

    Khi sử dụng phương thức thanh toán biên mậu, nếu người bán giao hàng không đúng chất lượng hoặc số lượng ghi trong hợp đồng, thì người mua cần xử lý như thế nào nhỉ?

    0
    0
  4. Hồng Nhung says:

    Tôi cần phải chuẩn bị những gì để thực hiện thanh toán biên mậu và những loại chứng từ nào cần thiết?

    0
    0
  5. Hà Minh says:

    Thanh toán biên mậu này thường giao dịch với các nước trong khu vực vậy mình có cần đến cửa khẩu để thanh toán hay k ạ

    0
    0
  6. Nhi says:

    Nếu thực hiện thanh toán biên mậu, thì quy đổi tiền tệ theo tỉ suất hay có mất thêm phần trăm chuyển đổi nào không?

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Nhi nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn
      Khi thực hiện thanh toán biên mậu, việc quy đổi tiền tệ được thực hiện theo tỷ suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Tỷ suất này được tính dựa trên giá trị của đồng tiền của nước xuất khẩu so với đồng tiền của nước nhập khẩu tại thời điểm chuyển tiền.
      Ngoài ra, một số ngân hàng cũng có thể thu thêm một khoản phí chuyển đổi tiền tệ. Khoản phí này thường được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của số tiền chuyển đổi.
      Ví dụ, nếu tỷ suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 1 USD = 23.000 VND, thì khi chuyển 100 USD từ Việt Nam sang Trung Quốc, người chuyển tiền sẽ nhận được 2.300.000 VND. Nếu ngân hàng thu phí chuyển đổi 2% thì người chuyển tiền sẽ nhận được 2.276.000 VND.
      Do đó, khi thực hiện thanh toán biên mậu, người chuyển tiền cần lưu ý về tỷ suất quy đổi tiền tệ và khoản phí chuyển đổi tiền tệ (nếu có) để có thể ước tính chính xác số tiền nhận được.

      0
      0
  7. Huỳnh Minh Nhật says:

    Làm hồ sơ , thủ tục về thanh toán biên mậu nó những phần nào vậy ạ . Liệu nó có gây nhiều rắc rối và tổn thất không . mấy cái này đều có trong khoá học xuất nhập khẩu của VINA TRAIN rồi đúng không ạ ? nếu có thì cho em xin tài liệu tham khảo nhé

    0
    0
  8. Thái Tuấn says:

    Khi em dùng thanh toán biên mậu thì có những rủi ro nào và làm thế nào để giảm thiểu rủi ro đó? nếu có mong nhận tư vấn dịch vụ của trung tâm Vinatrain có dạy phần này trong khóa học xuất nhập khẩu không?

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *