Chào VinaTrain, cho em hỏi em làm thủ tục mở LC cho vận đơn Seaway bill, tại dòng ghi chỗ Consignee + tên ngân hàng em nên để thế nào ạ, Có thể giải thích giúp em khi mở LC lúc nào để tên ngân hàng ở chỗ consignee và khi nào để tên chủ hàng được không.
Em cảm ơn ! – Nguyễn Thị Thu Thảo – Hồ Chí Minh (Purchasing staff)

Trả lời:
Chào Thảo, câu hỏi bạn gửi rất hay, đây là chủ đề rất nhiều học viên và người đi làm quan tâm khi làm thủ tục kỹ quý mở LC tại Ngân hàng.
Đâu tiên là nhiều bạn nghĩ ngân hàng chỉ chấp nhận ký hậu vận đơn gốc nhưng thực tế mình làm thấy vận đơn Seaway và Surrender vẫn có ngân hàng đồng ý mở LC.
Câu hỏi của bạn là trên ô consignee tại vận đơn thì khi nào để tên ngân hàng đúng không và cách để thế nào. Ngân hàng sẽ để là To order Of – Bank ( Tên ngân hàng) Trong trường hợp sau:
Nếu công ty bạn mang tiền ra ký quỹ với ngân hàng thì ô Consignee sẽ show tên bên công ty bạn. Còn ngân hàng có vai trò kiểm soát chứng từ và thanh toán, không cần show tên ngân hàng – Trường hợp này khi nhận hàng trên bill cũng không cần có đóng dấu ký hậu từ ngân hàng vì bạn là chủ lô hàng về mặt pháp lý rồi.
Trường hợp nếu công ty bạn không có tiền dùng tài sản thế chấp để vay tiền,hoặc tiền ký quỹ là tiền vay, thì ô Consignee sẽ đứng tên ngân hàng, bên bạn đứng tên ô Notify party, lúc này có thể hiểu ngân hàng là chủ hàng của lô hàng này.
Một số lưu ý về hình thức ký quỹ ngân hàng khi mở LC
Nhiều trường hợp doanh nghiệp chỉ ký quỹ tiền mặt 40% giá trị lô hàng còn lại là dùng tài sản thế chấp thì trên ô consignee vẫn đứng tên ngân hàng.
Trường hợp trên vận đơn chỗ Consignee em không ghi To the order of mà chỉ ghi tên ngân hàng thì vận đơn có có sai không ?: Trường hợp này thì bạn sẽ gặp khó khăn khi lấy hàng tại cảng nhập vì được coi là vận đơn đích danh chỉ ngân hàng mới có thể lấy hàng. Nếu chủ hàng muốn nhận hàng thì phải có giấy GGT, ủy quyền đi lấy hàng
vì là vận đơn đích danh, chỉ ngân hàng mới lấy hàng được không chấp nhận chỉ ký hậu mà thiếu những giấy tờ trên.
vì là vận đơn đích danh, chỉ ngân hàng mới lấy hàng được không chấp nhận chỉ ký hậu mà thiếu những giấy tờ trên.
Hy vọng giải đáp trên sẽ giúp bạn Nguyễn Thị Thu Thảo biết được rõ hơn các nghiệp vụ liên quan tới thanh toán LC và ký hậu mặt sau của vận đơn khi nào. Bạn đọc có câu hỏi vui lòng gửi tới mail: tuvanvinatrain@gmail.com hoặc để lại bình luận trực tiếp dưới bài viết này.
Giải đáp Hõ Trợ Kiến Thức Nghiệp Vụ VinaTrain
Giảng viên Hỗ Trợ: Thầy Nguyễn Trọng Hoàng – Giám Đốc Công Ty Logistics HLTS Việt Nam – Giảng Viên Chính Thức Tại Hệ Thống Đào Tạo Thực Tế VinaTrain
Trân trọng !
Trung tâm mình mở cửa lại chưa ad ?
em tưởng chỉ có bill gốc mới đc dùng trong LC chứ ạ