Thanh Toán T/T Là Gì? Làm Sao Để Hạn Chế Rủi Ro Tối Đa

50993 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Phương thức thanh toán T/T là gì?

Xin chào Vinatrain! Em mới vào ngành nên chưa nắm rõ thế nào là thanh toán T/T và sự khác biệt cơ bản giữa chúng. Mong được trung tâm giải đáp. Em cảm ơn ạ.

Thạch Thảo – Hà Nội

Cảm ơn chị Thảo đã gửi câu hỏi về trung tâm Vinatrain, bài viết dưới đây mình sẽ giải đáp thắc mắc của chị Thảo về thanh toán T/T. Sau đây Vinatrain xin gửi tới bạn đọc những chia sẻ thực tế về loại hình thanh toán này.

Bài viết được xem nhiều: Khóa học chuyên viên thu mua

Bài viết về phương thức thanh toán T/T được tư vấn nghiệp vụ bởi cô Nguyễn Thị Liên – Trưởng bộ phận thanh toán quốc tế Ngân hàng VP Bank.

  • 10 năm kinh nghiệm
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ thanh toán quốc tế (thủ tục thanh toán, lập bộ chứng từ, sử dụng phương thức thanh toán phù hợp, ký hợp đồng ngoại thương, phát hành L/C…) bởi GV – Nguyễn Thị Liên vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

Phương thức thanh toán T/T là gì?

Thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T (Telegraphic Transfer) còn gọi tắt là hình thức thanh toán T/T là: Người mua sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền cho người bán trước hoặc sau khi nhận hàng. Số tiền sẽ được chuyển từ ngân hàng bên mua qua ngân hàng bên bán, thông qua hình thức điện chuyển tiền (điện Swift/telex).

Phương thức thanh toán T/T là gì?
Phương thức thanh toán T/T là gì?

Những nội dung của hình thức thanh toán T/T

2.1. Quy trình chuyển tiền theo phương thức thanh toán T/T (Telegraphic Transfer)

  1. Dựa vào thỏa thuận về số tiền cần chuyển theo hình thức TT người mua sẽ ra ngân hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền
  2. Số tiền được chuyển là số tiền tương ứng với giao dịch (TT) – đơn vị tiền tệ sẽ được 2 bên cùng thỏa thuận thường là USD $
  3. Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền, thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng bán ( theo số tài khoản người bán gửi)
  4. Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền.
  5. Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi

2.2. Đặc điểm của hình thức thanh toán chuyển tiền TT (Telegraphic Transfer)

Thực tế, trong phương thức thanh toán T/T, 2 bên mua bán có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức chuyển tiền như sau:

  • Chuyển tiền trả trước (TTR – Telegraphic Transfer Remittance): là nhà Nhập khẩu thanh toán trước một khoản tiền cho nhà Xuất khẩu trước khi giao hàng.
  • Chuyển tiền sau (TT after shipment): là nhà Nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà Xuất khẩu sau khi nhận hàng

2.3. Các bên tham gia trong thanh toán T/T

Hiểu rõ được vai trò của các bên tham gia trong thanh toán T/T sẽ giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn khi tiến hành thanh toán theo phương thức chuyển tiền bằng điện TT.

Người chuyển tiền (Remitter) – Người yêu cầu ngân hàng thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài (người nhập khẩu, con nợ, người đầu tư…)

Người thụ hưởng (Beneficiary) – Người nhận số tiền chuyển đến thông qua ngân hàng (người xuất khẩu, chủ nợ…)
Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Ngân hàng chuyển tiền đi theo yêu cầu người của người chuyển tiền (Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền)

Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): Ngân hàng nhận tiền từ ngân hàng nước ngoài và thực hiện trả tiền cho người thụ hưởng theo đúng yêu cầu của người chuyển tiền (thường là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, năm giữ tài khoản của thụ hưởng)

Vai trò của ngân hàng trong thanh toán:

  • Ngân hàng chỉ đơn thuần là bên nhận tiền và chuyển tiền theo giao dịch của người xuất khẩu và người nhập khẩu
  • Ngân hàng không cầm bộ chứng từ xuất nhập khẩu
  • Không có trách nhiệm giám sát, đốc thúc và theo dõi quá trình thanh toán
  • Phí trong giao dịch này ngân hàng thu được sẽ là mức tối thiểu nếu so sánh với các phương thức còn lại.
  • Cơ bản thì quy trình chuyển tiền theo hình thức T/T khá đơn giản, phí dịch vụ thấp nhất trong 3 hình thức L/C, T/T và nhờ thu.

Ưu điểm và rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán T/T

Ưu điểm khi sử dụng hình thức thanh toán T/T

4.1   Về chi phí, nghiệp vu

  • Nghiệp vụ đơn giản, nhanh chóng
  • Chi phí tiết kiệm vì chỉ mất phí chuyển tiền
  • Không bị ngân hàng cầm chứng từ
  • Bộ chứng từ khi thanh toán TT cũng không quá khắt khe cho bên xuất khẩu vì không phải xuất trình theo yêu cầu của ngân hàng nhập khẩu

4.2: Đối với bên bán

  • Nếu người bán sử dụng TT trả trước 100% coi như cầm chắc an toàn trong giao dich
  • Hạn chế được những chi phí phát sinh khi mở L/C (phí mở, tu sửa LC)
  • Nắm quyền chủ động trong giao dịch

4.3: Đối với bên mua

  • Nếu sử dụng được hình thức TT trả sau người mua sẽ không phải đọng vốn ký quỹ LC
  • Hạn chế được những rủi do từ phía xuất khẩu vì phát sinh lỗi giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng .

Rủi ro cần biết khi sử dụng hình thức thanh toán T/T

Tôi sẽ phân tích rủi do đối với hình thức TT trả trước và TT trả sau để bạn đọc thấy rõ hơn khi quyết định nên sử dụng hình thức nào:

5.1 Nếu sử dụng TT trả trước toàn bộ

  • Rủi ro sẽ đẩy về phía người mua hàng vì phải ứng tiền trước trong khi không biết tình trạng hàng hóa thế nào, người bán có thể nhận tiền không giao hàng, giao hàng chậm hoăc làm hàng kém chất lượng.
  • Nếu TT trả trước toàn bộ đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền của người bán bị ném 1 chỗ, khả năng xoay vòng vốn bằng 0
  • TT trả trước người bán có thể chịu những rủi do về chênh lệch tỉ giá ngoại tệ tại thời điểm trả tiền với thời điểm nhận hàng nếu 2 bên không quy định rõ tỉ giá là bao nhiêu trong hợp đồng.

 Quản trị rủi do: Không nên sử dụng TT 100% trước toàn bộ hợp đồng, nếu đơn hàng gấp hợp đồng giá trị nhỏ có thể áp dụng tuy nhiên vẫn phải tìm hiểu rất kỹ về nhà cung cấp của mình.

  • Văn bản hợp đồng phải có các điều khoản chặt chẽ liên quan tới việc người bán giao hàng không đúng tiến độ, hoặc hàng thiếu, sai quy cách.
  • Chỉ nên áp dụng TT trả trước từng phần có nghĩa là trả trước 40% phần còn lại thanh toán bằng hình thức khác theo thỏa thuận.

Quản trị rủi ro với phương thức chuyển tiền trả sau:

Nếu áp dụng hình thức này thì người xuất khẩu cầm chắc phần thiệt, chẳng khác gì bán hàng cho nợ. Khổ lỗi là không cho nợ thì không bán được hàng, việc trả tiền lúc này phụ thuộc vào lòng tốt và uy tín của người mua hàng.

Những rủi ro thấy trước mắt khi sử dụng TT trả sau bạn cần biết:

  • Người nhập khẩu nhân hàng nhưng không trả tiền hoăc cố tình kéo dài thời gian thanh toán
  • Lấy ly do hàng kém chất lượng để ép giá nhà cung cấp
  • Bên nhập khẩu không nhận hàng, mất mất chi phí vận chuyển hàng về
  • Tình trạng hàng tồn, bán tháo hàng rất dễ gặp phải khi sử dụng TT trả sau

Như vậy, phương thức thanh toán điện chuyển tiền TT có những ưu điểm và hạn chế nhất định, để quan trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tốt nhất không nên dùng 1 hình thức thanh toán mà các bên cần áp dụng phương thức thanh toán khác nhau để đảm bảo an toàn cho 2 bên mua bán.

Quản trị rủi ro: Một vài gợi ý về việc áp dụng hình thức thanh toán khác kết hợp với thanh toán TT bạn có thể tham khảo trong giao dịch:

  • PA1: TT trước 40% , 60% TT trả sau 15 ngày từ khi nhận hàng, phát hành hối phiếu bởi ngân hàng uy tín từ bên nhập khẩu
  • PA2: TT trước 30%, 70% còn lại sử dụng hình thức thanh toán L/C trả ngay, không hủy ngang
  • PA3: TT trước 30% Lần 1, Lần 2: L/C: 30% trả ngay không hủy ngang, Lần 3: TT trả sau 30 ngày từ khi nhận hàng.

Để biết nên sử dụng hình thức thanh toán TT như thế nào doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố liên quan như:

  • Giá trị hợp đồng
  • Tính chất của giao dịch cần giao hàng gấp hay hàng không gấp
  • Tìm hiểu về mức độ tin tưởng của đối tác
  • Kiểm tra thật kỹ tính uy tín của ngân hàng phát hành thông báo từ phía nhà nhập khẩu.

Mức phí áp dụng trong thanh toán T/T tại các ngân hàng hiện nay 

1,   Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

  • Phí chuyển tiền đi bằng điện SWIFT: 0,2%; Min: 5 USD; Max: 200 USD. Ngoài ra, cần trả thêm phí dịch vụ trả ngân hàng nước ngoài từ 10 USD đến 40 USD một giao dịch tùy theo loại tiền bạn chuyển.
  • Phí chuyển nhận tiền đến bằng điện SWIFT (Không thu phí với chỉ thị phí OUR): 0,05%, tối thiểu: 2 USD, tối đa: 70 USD. Ngoài ra, nếu nhận tiền mặt tại Vietcombank, bạn sẽ cần thanh toán thêm phí. Nhận bằng USD nguồn từ ngân hàng khác chuyển về trong vòng 30 ngày là 0,15%, tối thiểu là 2 USD. Với ngoại tệ khác là 0,40%, tối thiểu là 3 USD.

2,   Ngân Hàng Á Châu (ACB)

  • Phí chuyển tiền bằng điện SWIFT: 0,25%. Min:8 USD+ 8 USD và phí ngân hàng nước ngoài thu từ 25 USD đến 50 USD tuỳ loại ngoại tệ.
  • Phí nhận tiền chuyển đến là 0,05%, tối thiểu 2 USD/món, tối đa 200 USD/món. Nhận tiền mặt là 0,35%, tối thiểu 3 USD.

3,   Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank)

  • Chuyển tiền đi: 0,2% + 15 USD, tối thiểu 5 USD, tối đa 300 USD. Ngoài ra cần thanh toán thêm phí do ngân hàng nước ngoài thu. Phí này từ 3 USD đến 25 USD tuỳ từng loại ngoại tệ và số tiền chuyển.
  • Phí chuyển tiền đến: 0.1%, tối thiểu 5 USD, tối đa 50 USD.

Một số ngân hàng khác:

  • VietinBank             0,15%, số tiền chuyển (Tối thiểu 5USD)
  • ACB Bank             0,25%, TT 8USD + Điện phí (mục đích khác)
  • Sacombank           0,25%, Min 5USD, Max 500USD (mục đích khác)

Người chuyển tiền cần viết đơn chuyển tiền gửi đến một ngân hàng thương mại được phép thanh toán quốc tế, trong đơn cần ghi đủ:

  • (1) Tên địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu.
  • (2) Số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ.
  • (3) Lý do chuyển tiền.
  • (4) Những yêu cầu khác.

 

Tạm kết: 

Nội dung về phương thức thanh toán T/T nằm trong chuyên đề thanh toán quốc tế được giảng dạy tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức,gồm các khóa học xuất nhập khẩu online và khóa học trực tiếp tại trung tâm.

Bạn đọc quan tâm có thể xem thêm kiến thức về: Thanh toán L/C là gì?

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 9.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng, với câu trả lời trên VinaTrain đã giúp chị Thảo và độc giả có thêm thông tin hữu ích về những vấn đề liên quan đến thanh toán T/T.

 

Bạn đọc có nhu cầu tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0964.237.168/ Mrs Hải Anh  hoặc 093.170.5774/ Mrs. Liên.

Đội ngũ tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan luôn sẵn sàng tư vấn dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

Nguồn: Thanh Hương – VinaTrain


HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Mục lục nội dung [Hiển thị]

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Trúc says:

    Úi trong thanh toán T/T được sử dụng trong ngành công nghiệp và thương mại quốc tế như thế nào? thì vấn đề này có trong bài học của trung tâm không ạ em xin được đăng ký ạ

    0
    0
  2. Bảo Ngọc says:

    Có những yếu tố nào cần xem xét khi sử dụng phương thức thanh toán T/T thì tiền từ ngân hàng của người gửi sẽ điều chỉnh số dư tài khoản của người gửi và chuyển khoản tiền điện tử đến ngân hàng của người nhận như nào vậy ạ

    0
    0
  3. Mai Linh says:

    Thanh toán T/T bên xuất khẩu yêu cầu trả tiền trước 100%, nếu bên nhập khẩu không chấp nhận thì đề nghị trả trước 50% được không ạ?

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Mai Linh nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn
      Theo quy định của Incoterms, phương thức thanh toán T/T trả trước là phương thức thanh toán mà người mua thanh toán toàn bộ số tiền cho người bán trước khi nhận hàng. Đây là phương thức thanh toán có lợi cho người bán vì họ sẽ nhận được tiền trước khi giao hàng và sẽ không bị rủi ro hay thiệt hại do bên mua chậm trả.
      Tuy nhiên, phương thức thanh toán này cũng có thể gây bất lợi cho bên mua vì họ sẽ phải chịu rủi ro nếu hàng hóa không đúng chất lượng hoặc không được giao đúng hẹn.
      Nếu bên nhập khẩu không chấp nhận thanh toán T/T trả trước 100% thì có thể đề nghị trả trước 50%. Đây là phương thức thanh toán tương đối cân bằng giữa lợi ích của hai bên. Bên xuất khẩu vẫn nhận được một phần tiền trước khi giao hàng, nhưng bên nhập khẩu cũng có thể kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán phần còn lại.
      Tất nhiên, việc đề nghị trả trước 50% hay bất kỳ tỷ lệ phần trăm nào khác đều cần được thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng. Nếu bên xuất khẩu không chấp nhận đề nghị này thì hai bên có thể thương lượng để tìm ra một phương thức thanh toán phù hợp với cả hai bên.

      0
      0
  4. Minh Nhật says:

    Trong phương thức thanh toán T/T, nếu ví dụ người mua không thanh toán tiền hàng cho người bán, thì người bán phải làm gì, xử lý như thế nào ạ ?

    0
    0
  5. Tuyền says:

    Thanh toán T/T này có nên sử dụng cho những hợp đồng lần đầu kí với các đối tác đó k ạ, vì sợ sẽ có nhiều rủi ro mình chưa biết họ như thế nào

    0
    0
  6. Nguyễn Vân Anh says:

    nếu hàng của mình chất lượng mà khách thanh toán TT . Lúc nhận hàng thì họ yêu cầu hoàn tiền vì lý do hàng lỗi và họ trả hàng lại cho mình không đúng những gì mình đã gửi , mà lúc đó mình đã hoàn cho họ cũng theo phương thức đó rồi thì có cách giải quyết nào không ạ

    0
    0
  7. Hoàng Mai Linh says:

    Thông qua mạng lưới liên lạc viễn thông nào mà ngân hàng thực hiện lệnh thanh toán T/T ạ?

    0
    0
  8. Thanh Thảo says:

    Cho em có thắc mắc khi thanh toán T/T có giữa người mua và bàn thì giao dịch trong bao nhiêu phần trăm trả trước là bao nhiêu ạ? So với các phương thức thanh toán khác như thanh toán L/C hay thanh toán thông qua PayPal vậy ạ?

    0
    0
  9. Hoàng Hương says:

    Thanh toán T/T bên xuất khẩu yêu cầu trả tiền trước 100%, nếu bên nhập khẩu không chấp nhận thì đề nghị trả trước 50% được không ?

    0
    0
  10. trân says:

    Cho em hỏi bộ chứng từ thanh toán theo phương pháp TT gồm những gì ạ? Và chức năng của mỗi chứng từ trong bộ chứng từ

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *