- Bài viết xem nhiều: Phân biệt chế độ nghỉ ốm và nghỉ nguyên lương
Bài viết về “Thời gian thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?” được tham vấn nghiệp vụ bởi chuyên gia Nguyễn Quang Thuận, giáo viên hướng dẫn nghiệp vụ nhân sự C&B tại VinaTrain với 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị nhân sự.
Nội dung Thời gian thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội không nằm trong chương trình đào tạo khóa hành chính nhân sự chuyên nghiệp do VINATRAIN tổ chức theo hình thức online trực tuyến và trực tiếp tại chi nhánh của trung tâm ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. |
I. Trong Thời Gian Thử Việc Có Được Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không?
- Căn cứ Điều 26, 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử việc thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải bao gồm các nội dung quy định tại các Điểm 1,b, c, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động 2012, không bao gồm nội dung về BHXH và BHYT.
- Căn cứ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
Như vậy:
- Trong thời gian thử việc các bên thực hiên giao kết hợp đồng thử việc thì người lao động sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Nếu các bên ghi nhận nội dung thỏa thuận thời gian thử việc trong hợp đồng lao động thì người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau khi kí hợp đồng lao động chính thức.
Lưu ý đối với hợp đồng thử việc quy định:
II. Thời Gian Thử Việc Được Nhà Nước Quy Định Như Thế Nào?
Thời gian thử việc là thời gian người lao động bắt đầu làm quen với công việc mới và môi trường mới. Căn cứ Điều 27, Bộ luật Lao Động – Luật số 10/2012/QH13 quy định: Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận, được căn cứ vào mức độ phức tạp và tính chất của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
Sau khi kết thúc thử việc thì căn cứ theo Điều 29, Bộ luật Lao động – Luật số 10/2012/QH13 quy định:
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy để hợp thức quá trình thử việc giữa người lao động và người sử dụng lao động công ty sẽ ký hợp đồng thử việc với người lao động.
III. Tình huống thực tế
Theo Điều 2 Luật BHXH năm 2014 quy định thì người lao động làm việc trong thời gian thử việc theo Hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên theo như quy định tại Điều 24 Bộ Luật Lao động năm 2019 thì người lao động sẽ trở thành đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi đó, thời gian thử việc được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Anh Quý có thời gian thử việc 02 tháng theo hợp đồng thử việc mà không phải là thời gian thử việc theo hợp đồng lao động nên trường hợp của anh thời gian thử việc không được đóng bảo hiểm xã hội theo như quy định./.
Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về hành chính nhân sự thực tế hãy tham gia ngay nhóm nghiệp vụ hành chính nhân sự online cùng VinaTrain. Đã có gần 1.000 thành viên tham gia nhóm này và nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
- Bài viết nghiệp vụ liên quan: Làm hành chính nhân sự có tương lai không
Nguồn: Nguyễn Thơm -Tổng hợp
AD vậy cho em hỏi là thử việc nếu kèm họp đồng lao động thì mới được quyền lợi đóng bảo hiểm xã hội đúng không ạ
túm lại là thử việc có thể được đóng bảo hiểm nếu hợp đồng kí kết mang tên là hợp đồng lao động nhé,
Chứ không phải cứ thử việc là không được đóng đâu
Ai có thể tóm tắt giúp mình có phải đóng hay không không ạ? Chứ dài quá hihi
Chịu khó mà đọc rồi mà nhớ luôn chứ bà lươi thế là cùng. Sau đi làm lại sai tè le ra
Theo như em tìm hiểu thì sau khi kí hợp đồng chính thức người lao động sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng công ty em thì quy định chỉ có lao động làm trên 1 năm mới được đóng bảo hiểm, vậy trường hợp em làm được 5 tháng thì có thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không ạ, công ty em có đang làm sai không ạ
Cứ kí hợp đồng trên 2 tháng là oẳng rồi bạn tham khảo nhé:
+ Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm: Bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo điểm c khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
+ Không đóng bảo hiểm cho toàn bộ người lao động: Bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Dạ cảm ơn bài viết trên rất hữu ích từ trung tâm ạ em muốn đăng ký học thì phải làm sao vậy ạ
Bạn học chưa mình xin thông tin với ạ, học có ok không bạn