Nhiều người lao động cũng như nhân viên nhân sự cũng thường xuyên gặp lúng túng, vướng mắc khi thực hiện giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Để khắc phục vấn đề này, trung tâm VinaTrain chia sẻ bài viết sau đây.
1. Nguyên Tắc Giám Định Tỷ Lệ Suy Giảm Khả Năng Lao Động
– Tổng tỷ lệ giám định không được vượt quá 100%.
– Mỗi tổn thương cơ thể chỉ được tính 01 lần trong quá trình giám định.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A bị tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ gây teo cơ bàn tay phải, thì tỷ lệ % tổn thương cơ thể của ông Nguyễn Văn A chỉ được tính theo tỷ lệ % tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ (31-35%). Trong trường hợp này, không tính tỷ lệ % tổn thương teo cơ bàn tay phải, vì teo cơ bàn tay phải là do hậu quả của tổn thương dây thần kinh trụ đã được tính ở trên.
– Nếu người lao động bị 01 tổn thương duy nhất trên cơ thể thì được xác định tỷ lệ ở mức cao nhất

2. Cách Tính Tỷ Lệ Tổn Thương
Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể = T1 + T2 + T3 + …..+Tn
Trong đó:
T1: tỷ lệ tổn thương cơ thể lần 1, được xác định ở mức cao nhất trong các tổn thương cơ thể
T2: tỷ lệ tổn thương cơ thể lần 2, T2 = (100 – T1) x giới hạn dưới của tỷ lệ TTCT lần 2 / 100
T3: tỷ lệ tổn thương cơ thể lần 2, T2 = (100 – T1 – T2) x giới hạn dưới của tỷ lệ TTCT lần 3 / 100
Tn: tỷ lệ tổn thương cơ thể lần 2, T2 = (100 – T1 – T2 – Tn-1) x giới hạn dưới của tỷ lệ TTCT lần n / 100
Ví dụ
– Cụt 1/3 giữa cánh tay trái, tỷ lệ % TTCT là 61 – 65%.
– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT là 21 – 25%.
– Mù mắt phải chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của Ông Nguyễn Văn A được tính như sau:
T1 = 65%,
T2 = (100 – 65) x 41/100% = 14,35%, làm tròn số thành 14,0 %.
T3 = (100 – 65 – 14,0) x 21/100% = 4,41 %, làm tròn số thành 4,0%.
Tổng tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn A là 65% + 14,0 % + 4 % = 83 %
Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn A là 83 %.

3. Hồ Sơ Thực Hiện Giám Định Tỷ Lệ Suy Giảm Khả Năng Lao Động
a) Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động
– Giấy giới thiệu của công ty (PL01);
– Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm biên bản tai nạn giao thông;
– Giấy chứng nhận thương tích của nơi đã cấp cứu, điều trị.
– Giấy ra viện. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú thì phải có giấy chứng nhận về điều trị thương tật do tai nạn lao động.
b) Giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp
– Giấy giới thiệu của công ty (PL01);
– Hồ sơ bệnh án người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định.
c) Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi quy định
– Giấy giới thiệu của công ty. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, cơ quan BHXH cấp tỉnh, thành phố cấp giấy giới thiệu (PL01);
– Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định (PL02);
– Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định (PL03).
d) Giám định để thực hiện chế độ tử tuất
– Giấy đề nghị giám định;
– Giấy giới thiệu của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố.
Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội thì các bạn có thể đặt câu hỏi ngay tại bên dưới bài viết hoặc gửi email vào leminhnghia23290@gmail.com. Cám ơn
Ths. Lê Minh Nghĩa – Giảng viên nghiệp vụ HCNS tại Trung tâm Giáo dục đào tạo thực tế VinaTrain
PHỤ LỤC SỐ 1 PHỤ LỤC SỐ 2 PHỤ LỤC SỐ 3
Mục lục nội dung