Thủ Tục Hưởng Chế Độ Thai Sản Cho Vợ Và Chồng, Mới Nhất

Che-do-thai-san-quyen-loi-can-biet-khi-sinh-con-voi-ca-vo-va-chong

Tháng 10 này em sinh con em đã có thời gian đóng bảo hiểm được 8 tháng với mức lương cơ bản 5.100.000 vnđ, chồng em cũng tham gia bảo hiểm đóng được 13 tháng mức 6.500.000vnđ .Vậy chồng em có được hưởng chế độ thai sản không và thủ tục hưởng chế độ thai sản như thế nào mong trung tâm tư vấn, em xin cảm ơn !

Phạm Quỳnh Tiên – Yên Lãng, Hà Nội

Ngoài nhiệm vụ đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động, chế độ thai sản còn có nhiệm vụ bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động và đảm bảo quyền chăm sóc của trẻ em. Vậy các chế độ thai sản, quyền lợi cần biết khi sinh con với cả vợ và chồng gồm những gì, bạn đọc quan tâm cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết.

Che-do-thai-san-quyen-loi-can-biet-khi-sinh-con-voi-ca-vo-va-chong
Nội dung, quyền lợi về chế độ thai sản

1, Chế độ bảo hiểm thai sản là gì? 

Chế độ bảo hiểm thai sản là chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm các quy định do Nhà nước ban hành với mục đích đảm nguồn thu nhập và sức khỏe cho các lao động nam khi có vợ sinh con và cho lao động nữ khi đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con hay nuôi sơ sinh hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai.

2, Quyền lợi hưởng chế độ thai sản dành cho đối tượng nào?

Đối tượng hưởng chế độ thai sản, quyền lợi cần biết khi sinh con với cả vợ và chồng đã được căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bao gồm:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ hoặc người mẹ mang thai hộ;
  • Lao động nam hoặc nữ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi.
  • Lao động nữ sử dụng các biện pháp tránh thai như đặt vòng tránh thai hoặc đi triệt sản.

Tuy nhiên, để được hưởng chế độ thai sản này, các đối tượng cần phải đảm bảo điều kiện sau:

Cần phải đóng Bảo hiểm xã hội tối thiểu 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi thì đối tượng lao động nữ sinh con, nuôi con dưới 6 tháng tuổi, người mẹ mang thai hộ hoặc nhờ người mang thai hộ mới được hưởng chế độ thai sản này.

Đối với lao động nữ sinh đã đóng đủ bảo hiểm 12 tháng trở lên, nếu sức khỏe không đảm bảo hoặc muốn nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ trước khi sinh con thì bắt phải đóng bảo hiểm từ 3 tháng trở lên.

Đối với lao động nam (người chồng) điều kiện được hưởng chế độ thai sản phải đang đóng bảo hiểm.

=> Như vậy so với điều kiện quy định thì 2 vợ chồng bạn đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản.

3, Quy định về thời gian nghỉ của chế độ bảo hiểm thai sản

quy-dinh-ve-thoi-gian-nghi
Thời gian nghỉ thai sản cả vợ và chồng

4, Thời Gian Nghỉ Chế Độ Thai Sản

Thời gian nghỉ chế độ thai sản được căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, cụ thể như sau:

a) Đối với lao động nữ đi khám thai

  • Lao động nữ được nghỉ việc 5 lần để đi khám thai, mỗi lần tối đa 1 ngày. Nếu cơ sở thăm khám ở quá xa hoặc người mang thai có bệnh lý thì mỗi lần khám sẽ được ưu tiên tối đa 2 ngày.
  • Thời gian nghỉ không tính các ngày lễ, Tết hay các ngày nghỉ cuối tuần bình thường của đơn vị làm việc.

b) Đối với lao động nữ bị sảy thai, nạo hút thai, thai lưu hoặc phá thai bệnh lý

Đối với trường hợp lao động nữ đã từng sảy thai, nạo, hút thai hoặc phá thai bệnh lý thì thời gian hưởng chế độ thai sản được quy định như sau: 

  • Thai dưới 5 tuần: 10 ngày
  • Thai từ 5 tuần đến dưới 13 tuần: 20 ngày
  • Thai từ 13 tuần đến dưới 25 tuần: 40 ngày
  • Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày

c) Thời gian nghỉ chế độ thai sản bao gồm các ngày nghỉ lễ, ngày Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

  • Đối với các trường hợp đặc biệt thì thời gian nghỉ thai sản sẽ khác nhau.

d) Đối với người lao động khi sinh con

Đối với lao động nữ:

  • 6 tháng là thời gian mà lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con. Trong đó, lao động nữ không được nghỉ trước sinh quá 02 tháng.
  • Đối với lao động nữ sinh trong trường hợp sinh đôi trở lên, cứ thêm mỗi con, người mẹ sẽ được phép nghỉ thêm 1 tháng.

Đối với lao động nam:

  • Trường hợp thông thường, lao động nam đóng BHXH được nghỉ 05 ngày khi có vợ sinh con.
  • Trường hợp vợ sinh con phẫu thuật, thời gian nghỉ là 07 ngày.
  • Trường hợp sinh đôi: Nghỉ 10 ngày.
  • Trường hợp sinh ba trở lên, cứ thêm mỗi con thì lao động nam được nghỉ thêm 03 ngày.
  • Nếu vợ sinh đôi và phải phẫu thuật, lao động nam được nghỉ 14 ngày làm việc.

Lưu ý:  Thời gian hưởng chế độ không tính ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần. NLĐ nghỉ hưởng chế độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, nếu có nghỉ những ngày trước khi vợ sinh con thì tính là nghỉ không lương, nghỉ phép của NLĐ.

e, Nếu thực hiện các biện pháp tránh thai, lao động nữ sẽ được thời gian nghỉ như sau:

  • Đối với trường hợp đặt vòng tránh thai: 7 ngày
  • Đối với trường hợp triệt sản: 15 ngày

f) Trong trường hợp người lao động nam hoặc nữ nhận nuôi con nuôi từ 6 tháng tuổi trở xuống 

  • Thì sẽ được nghỉ việc và hưởng chế độ cho đến khi con tròn 6 tháng tuổi.

5, Thủ Tục Hưởng Chế Độ Thai Sản

Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại luật bảo hiểm năm 2014 quy định cụ thể như sau:

nhung-thu -tuc-can-thiet-de-duoc-huong-che-do
Những thủ tục cần thiết để hưởng quyền lợi thai sản

5.1   Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với người vợ:

Hồ sơ bao gồm: 

  • Bản sao giấy chứng sinh
  • Hoặc bản sao giấy khai sinh
  • Hoặc trích lục khai sinh

Đối với trường hợp vợ sinh con hoặc phẫu thuật khi con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì cần phải có các giấy tờ của cơ sở thăm khám để xác minh thông tin.

Đối với trường hợp con mất sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thể thay thế bằng trích sao hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện để xác minh thông tin.

5.2   Thủ tục hưởng chế độ thai sản của người chồng

  • Giấy khai sinh có họ tên cha; hoặc Giấy chứng sinh + Sổ hộ khẩu có tên người cha
  • Trường hợp con chếtGiấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh (nếu có)
  • Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (nếu có)
  • Nộp hồ sơ theo mẫu:C70a-HD
  • Hướng dẫn kê khai mẫu C70a: HƯỚNG DẪN KÊ KHAI CHẾ ĐỘ THAI SẢN THEO MẪU C70A

6, Thời Gian Nộp Hồ Sơ Hưởng Chế Độ Bảo Hiểm Thai Sản

4. Thời hạn nộp hồ sơ:

  • Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.
  • Đơn vị trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.

Như vậy, thời hạn chậm nhất 55 ngày kể từ ngày NLĐ nam và nữ đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan BHXH, quá hạn sẽ không được giải quyết hưởng chế độ thai sản.

7, Quy Trình Nộp Hồ Sơ Bảo Hiểm Thai Sản 

Để được hưởng bảo hiểm thai người lao động cần thực hiện nộp hồ sơ theo quy trình sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Bạn cần nộp hồ sơ đầy đủ như đã liệt kê ở trên cho người sử dụng lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc.
  • Người lao động có thể nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 2: Tổng hợp hồ sơ

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ của bạn.

Bước 3: Cơ quan bảo hiểm giải quyết, xử lý hồ sơ

  • Tối đa 6 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp do người sử dụng lao động đề nghị.
  • Tối đa 3 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp người lao động, người thân của người lao động trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

8,  Mức Hưởng Chế Độ Thai Sản

8.1      Đối với lao động nữ

Đối với người lao động nữ khi sinh con sẽ được hưởng tiền thai sản gồm 2 khoản: Tiền trợ cấp một lần và tiền thai sản.

Thứ 1: Tiền trợ cấp một lần khi sinh con
Căn cứ theo Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền thai sản:

Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 lần mức lương cơ sở (2 tháng * 1.490.000 vnđ/ tháng)

Thứ 2: Tiền chế độ thai sản: Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Mức hưởng hàng tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Mức hưởng bảo hiểm thai sản trong 06 tháng = tiền lương trung bình 6 tháng liền kề * 6 tháng

Như vậy mức lương bạn đóng trong 12 tháng liên tục là 5.100.000vnđ. Tiền bảo hiểm bạn được hưởng là:

                          5.100.000vnđ *6 = 30.600.000 vnđ

Tổng tiền trợ cấp thai sản bạn sẽ nhận được là: 30.600.000 vnđ +  2.960.000 vnđ = 33.580.000 vnđ

8. 2          Mức hưởng thai sản của chồng 

Trợ cấp một lần đối với lao động nam đóng BHXH và có vợ sinh con sẽ tính bằng 2 lần lương cơ sở.

Cách tính tiền thai sản của người chồng:

Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 x số ngày nghỉ

5. Mức hưởng

Mức hưởng = Mbq6t  / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ

Trong đó:

  • Mbq6t : Bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi vợ sinh của NLĐ nam;
  • Nếu trưởng hợp người lao động đóng bảo hiểm chưa đủ 6 tháng thì Mbq6t = bình quân lương các tháng đã đóng BHXH.

VD: Trong câu hỏi chồng của bạn đã đóng được bảo hiểm trong 06 tháng với mức lương 6.500.000 vnđ VinaTrain sẽ đưa ra các trường hợp hưởng chế độ thường gặp như sau:

  • Th1: Vợ sinh thường 1 con

Mức  hưởng = 6.500.000 vnđ/ 24 * 5 ngày = 1.354.000 vnđ

  • Th 2: Vợ sinh mổ 1 con

Mức hưởng = 6.500.000 vnđ /24 * 7 ngày = 1.896.000 vnđ

Nếu người lao động tham gia bảo hiểm nhưng vợ không tham gia bảo hiểm thì được hưởng trợ cấp thế nào:

NLĐ nam được hưởng thêm chế độ trợ cấp 1 lần khi thỏa mãn điều kiện:

  • LĐ nam có vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (không đóng hoặc đóng không đủ điều kiện) căn cứ theo điểm c Khoản 2 Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 8/9/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
  • LĐ nam phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh;
  • Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

Mức trợ cấp 1 lần = 2  x Lương cơ sở tháng

Chi tiết: Lương cơ bản được áp dụng: 1.490.000vnđ

Tiền trợ cấp 1 lần = 1.490.000 vnđ * 2 tháng = 2.960.000 vnđ

Trên đây là chế độ thai sản, quyền lợi cần biết khi sinh con với cả vợ và chồng mà ai cũng cần nên biết đặc biệt là các bạn làm trong lĩnh vực hành chính nhân sự.

Thông tin này nằm trong chương trình đào tạo và tư vấn nhân sự do Vinatrain tổ chức các khóa học: khóa học hành chính nhân sự, C&B do VinaTrain tổ chức theo hình thức đào tạo trực tiếp tại trung tâm chi nhánh Số 185 Nguyễn Ngọc Vũ – Hà Nội hoặc 190B Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, Tphcm. Ngoài ra, trung tâm có các chương trình đào tạo online trực tuyến bạn đọc  quan tâm có thể tham khảo.

Bài viết có sự tham khảo nguồn từ trang Bảo hiểm xã hội và Thư viện pháp luật, trang chính thống về pháp luật tiền lương và bảo hiểm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nguồn: Lily – Tổng hợp và Biên tập

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:

           – 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  •  Văn Phòng Hà Nội:

           – 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

           – Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *