Không phải tất cả doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều có thể tự khai báo hải quan. Từ nhu cầu đó, các đại lý hải quan cũng xuất hiện và ngày càng phổ biến. Vậy đại lý hải quan là gì, cung cấp dịch vụ gì? Mời bạn đọc quan tâm, tham khảo bài viết tư vấn nghiệp vụ do VinaTrain trình bày.
Đại Lý Hải Quan Là Gì
Đại lý hải quan là những công ty chuyên làm dịch vụ hải quan theo hợp đồng. Họ đứng tên trên tờ khai hải quan, ký tên và đóng dấu của mình vào ô người khai hải quan (với phần mềm ECUS4), hoặc dùng chữ ký số của mình để truyền tờ khai (với ECUS5 – VNACCS).
Cụ thể, đại lý hải quan có trách nhiệm quản lý, sử dụng mã số nhân viên của mình để tiến hành các công việc khai báo và làm thủ tục tại cơ quan hải quan trong phạm vi được chủ hàng ủy quyền và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi đó.
Đại lý hải quan sẽ dùng tên và chữ ký số của mình đứng tên trên tờ khai,hải quan với vai trò đại lý.Họ dùng chữ ký và dấu pháp nhân của mình để làm tờ khai chịu trách nhiệm pháp lý với lô hàng trong thời gian quy định.
Một Số Sự Thật Về Đại Lý Hải Quan
Các doanh nghiệp cần nắm được quyền và trách nhiệm của đại lý hải quan để đảm bảo quyền lợi, cũng như phân tách trách nhiệm khi ký hợp đồng.
Trách Nhiệm Của Đại Lý Hải Quan
- Quản lý, sử dụng mã số nhân viên đại lý hải quan để tiến hành các công việc khai báo.
- Làm thủ tục tại cơ quan hải quan trong phạm vi được chủ hàng ủy quyền.
- Khi nhân viên đáp ứng đủ điều kiện làm nhân viên đại lý thì đại lý hải quan phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu, đề nghị Tổng cục Hải quan cấp mã số nhân viên đại lý cho người đó.
- Trường hợp cần thu hồi mã số nhân viên đại lý, đại lý hải quan phải thông báo cho Tổng cục Hải quan.
- Đại lý hải quan xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật.
- Việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan đưa hàng xuất nhập khẩu vào, ra khu vực giám sát hải quan cũng do đại lý hải quan chịu trách nhiệm.
- Những vấn về thủ tục hải quan và quản lý thuế cho chủ hàng, đại lý phải chịu trách nhiệm cung cấp, tư vấn thông tin cho chủ hàng.
- Các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; thủ tục miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, xét hoàn thuế, giảm thuế, xét giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do đại lý hải quan chịu trách nhiệm,
- Nếu có vi phạm hành chính, đại lý hải quan cũng phải thực hiện các quyết định xử phạt của cơ quan hải quan.
Quyền Của Đại Lý Hải Quan
Theo Điều 13 Thông tư số 12/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:
- Đại lý hải quan có quyền quản lý, sử dụng mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan để tiến hành các công việc khai báo và làm thủ tục tại cơ quan hải quan trong phạm vi được chủ hàng ủy quyền.
- Có quyền yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan, các chứng từ và yêu cầu chủ hàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đại lý đã ký trước đó.
- Có quyền yêu cầu cơ quan hải quan hướng dẫn về kỹ thuật trong việc kết nối mạng giữa với cơ quan hải quan và cung cấp các quy định mới của pháp luật về hải quan và tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về hải quan, thủ tục hải quan, thủ tục thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thi Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Đại Lý Hải Quan Có Khó Không
Như đã đề cập, việc trở thành đại lý hải quan khó hơn nhiều so với việc làm dịch vụ khai thuê hải quan. Tất cả các nhân viên thuộc đại lý hải quan đều phải có Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
Với bạn nào mới vào nghề, hoặc chưa biết gì về việc thông quan thì chưa nên học ngay mà hãy học các khóa học về khai báo hải quan trước hoặc đi làm để lấy kiến thức. Vì kiến thức khá rộng, được nén lại trong mấy tuần, nên giảng viên nói khá nhanh. Như vậy, người mới vào nghề sẽ rất khó theo kịp, dễ có cảm giác chán nản, hoặc thậm chí lãng phí khi theo học. Do đó, nên có lượng kinh nghiệm nhất định rồi mới đi học chứng chỉ này bạn nhé.
Tôi nhớ có anh/chị nào nói rằng “Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan người có kinh nghiệm, đi thi không cẩn thận, rớt là chuyện thường”.
Dưới đây là các môn có trong bài thi Chứng chỉ, bạn có thể tham khảo:
- Môn thứ nhất: Pháp luật về Hải quan, bao gồm: các nội dung về Luật Hải quan, các Luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Luật Quản lý thuế, các Nghị định quy định chi tiết thi hành; Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan.
- Môn thứ hai: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương: giao nhận vận tải, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ ngoại thương.
- Môn thứ ba liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ hải quan bao gồm thủ tục hải quan, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa, phân loại hàng hóa, sở hữu trí tuệ và chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Về việc tổ chức thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan năm 2021, bạn nên xem trên website chính thức của Tổng cục hải quan.
Thuê Đại Lý Hải Quan Những Điều Cần Biết
Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ đại lý hải quan ở các trường hợp sau:
Việc sử dụng dịch vụ của đại lý hải quan có ưu điểm như sau:
- Doanh nghiệp không cần phải dùng chữ ký số của mình để duyệt ký (từ xa), hay gửi giấy khống như trước đây. Thay vào đó, đại lý được ủy quyền sẽ dùng chữ ký số của mình để khai và truyền tờ khai.
- Trách nhiệm và năng lực của đại lý hải quan cao hơn so với hình thức khai thuê hải quan.
- Cá nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân nhập khẩu hàng hóa có thể thuê dịch vụ đại lý hải quan làm việc này
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý:
Rủi ro đối với khách hàng: Về lâu dài nếu doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ đại lý hải quan sẽ làm gia tăng chi phí cô định nhập kho hàng hóa do phí đại lý hải quan các doanh nghiệp thu rất cao từ 3%-6% trên giá trị tờ khai nhập nhẩu ( invoice). Doanh nghiệp được khuyên sớm hoàn thiện thủ tục pháp lý để có thể tự đứng tên trên tờ khai, việc này sẽ giúp bạn chủ động hơn khi làm các hồ sơ nghiệp vụ liên quan tới quyết toán thuế sau này.
Rủi ro từ đại lý hải quan cũng cần biết: Thực tế, không phải trường hợp nào các doanh nghiệp làm đại lý hải quan cũng mặn mà với nhu cầu của khách hàng vì có những tình huống chủ hàng làm ăn phi pháp, hoặc muốn gian lận về thuế nên đã mượn danh đơn vị khác đứng tên trên tờ khai hạn chế liên đới về mình sau này. Đây cũng là nguyên nhân phí ủy thác xuất khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thường rât cao. Hàng càng đặc thù phí càng cao.
Như vậy, việc sử dụng dịch vụ đại lý hải quan là cần thiết nếu doanh nghiệp chưa có tư cách pháp nhân đứng trên trên tờ khai hoặc một số trường hợp mặt hàng nhập khẩu có điều kiện doanh nghiệp cá nhân chưa hoàn thiện được trách nhiệm pháp lý.
Việc có nên sử dụng dịch vụ này doanh nghiệp cần căn cứ đối chiếu vào thực tế giao dịch để quyết định.
Kết Luận
Nếu bạn không muốn thuê đại lý hải quan hay có thể tự mình khai báo hải quan cho lô hàng hóa mà chưa biết gì có thể tham gia khóa học khai báo hải quan tại Hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain. Hiện tại, đơn vị đang có 02 hình thức đào tạo là online và đạo tạo trực tiếp. Ngoài ra, chúng tôi có nhận đào tạo in-house theo yêu cẩu của doanh nghiệp.
Với thế mạnh: đào tạo thực tế, sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực khai báo hải quan, kiến thức luôn được cập nhật mới, Vinatrain tự tin mang đến chất lượng đào tạo tốt nhất. Bạn đọc quan tâm, vui lòng liên hệ qua hotline 0964237168 hoặc zalo để được tư vấn và thông báo lịch học gần nhất trong tháng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết tại trang web của chúng tôi tại Hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain.
Hy vọng những thông tin bổ ích ở bài viết này đã giải đáp được thắc mắc của bạn.
Chúc bạn thành công!
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập