Thuế Nhập Khẩu Là gì, Cách Tính Thuế Nhập Khẩu Chi Tiết

2359 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Doanh nghiệp cần xác định thuế nhập khẩu để tính toán vào chi phí giá thành đầu vào của sản phẩm

Chào Trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu VinaTrain, lần đầu tiên làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng bỉm trẻ em về Việt Nam tôi rất quan tâm về cách tính xác định và tính thuế nhập khẩu với mặt hàng này. Mong trung tâm tư vấn giúp tôi về thuế nhập khẩu là gì, cách xác định thuế nhập khẩu khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam, xin cảm ơn!.

 Võ Thị Hồng Trúc – Quảng Ninh

Bài viết về Thuế nhập khẩu là gì, cách xác định và tính thuế nhập khẩu được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • 11 năm kinh nghiệm làm logistics.
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

 

Theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 Chính phủ Về việc quy định chi tiết về ban hành luật thuế dựa vào Luật 45/2005/ QH11.

I.Thuế nhập khẩu là gì?

Khi nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam cá nhân, doanh nghiệp đều phải đóng thuế nhập khẩu. Mức thuế suất nhập khẩu sẽ được quy định theo mã hscode của mỗi mặt hàng. Mục đích thu thuế nhập khẩu để bình ổn giá cả những mặt hàng trong nước tránh tình trạng sản phẩm trong nước có giá thành cao hơn sản phẩm nhập khẩu. Ngoài ra, thu thuế nhập khẩu cũng là một trong những nguồn thu chính đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Thuế nhập khẩu có đặc điểm:

  • Là thuế gián thu thông qua hàng hoá bị đánh thuế. Chi phí thuế đã bao gồm trong giá bán.

  • Thuế nhập chỉ đánh vào hàng hoá, không đánh vào dịch vụ.

  • Thuế được nộp bởi các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa hợp pháp qua biên giới Việt Nam

Người nộp thuế nhập khẩu được quy định bao gồm:

  • Chủ hàng hóa có hoạt động mua hàng hóa qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
  • Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu.
  • Cá nhân có hàng hoá nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Doanh nghiệp cần xác định thuế nhập khẩu để tính toán vào chi phí giá thành đầu vào của sản phẩm
Doanh nghiệp cần xác định thuế nhập khẩu để tính toán vào chi phí giá thành đầu vào của sản phẩm

II. Danh mục hàng hóa phải chịu thuế nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế nhập khẩu là hàng hoá được phép nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

  • Hàng hoá của các tổ chức kinh tế Việt Nam có quan hệ với tổ chức kinh tế nước ngoài.
  • Hàng hoá từ các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Hàng hoá được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và hàng hoá của các doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
  • Hàng nhập khẩu làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triễn lãm.
  • Hàng được viên trợ hoàn lại và không hoàn lại.
  • Hàng hóa được cá nhân mang theo nhưng vượt tiêu chuẩn hành lý miễn thuế cho phép của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Tương tự hàng là quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hoặc gửi về cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam và ngược lại. vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ phải nộp thuế phần vượt thêm.
  • Hàng hoá  nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của công dân được phép miễn thuế áp dụng với ngươi người Việt Nam từ nước ngoài về và người nước ngoài vào Việt Nam hoặc ngược lại.
  • Đối với hàng hóa là tài sản của tổ chức cá nhân nước ngoài nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam do hết thời hạn cư trú và làm việc tại Việt Nam và cuả cá nhân người Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cho phép nhập cảnh để định cư tại Việt Nam vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế sẽ phải nộp thuế bổ sung cho phần vượt trội.

Bên cạnh những trường hợp phải nộp thuế nhập khẩu thì nhà nước cũng quy định chi tiết những trường hợp hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu bao gồm:

  • Hàng quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật.
  • Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại với mục đích phát triển kinh tế – xã hội, mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
  • Hàng vận chuyển từ khu miễn thuế (chế xuất, gia công) – phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan chỉ sư dụng cho các khu phi thuế quan hoặc đưa từ khu miễn thuế này qua khu miễn thuế khác.

  • Các trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu trái phép không nằm trong trường hợp được nhà nước cho phép xuất nhập khẩu sẽ bị sử phạt tùy theo mức độ vi phạm  theo quy định cuả pháp luật.
Hàng hoá được mua bán, vận chuyển từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam là đối tượng chịu thuế nhập khẩu
Hàng hoá được mua bán, vận chuyển từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam là đối tượng chịu thuế nhập khẩu

III. Cách xác định thuế nhập khẩu trong thực tế

Khi mua hàng,vận chuyển hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam chủ hàng xác định mặt hàng đó chịu thuế nhập khẩu là bao nhiêu % cần thực hiện như sau:

  • Tiến hành tra cứu mã hscode của mặt hàng để xác định mức thuế nhập khẩu mà mặt hàng đang bị áp là bao nhiêu %. Xem thêm bài viết: hướng dẫn tra mã hscode
  • Xác định loại thuế nhập khẩu mặt hàng sẽ tính là gì. Hàng hóa chịu thuế nhập khẩu sẽ bị áp 1 trong 3 loại sau: thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt và thuế nhập khẩu thông thường (gọi chung là thuế nhập khẩu) trong đó:

Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam,được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tương ứng với biểu thuế trên Sách biểu thuế hoặc File Excel áp dụng từng năm.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác; quy định cụ thể theo các chính sách kinh tế thể hiện trên biểu thuế xuất nhập khẩu áp dụng theo từng năm.
Ví dụ mặt hàng từ Trung Quốc về Việt Nam sẽ áp dụng C/O form E để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ 35% về 0%.
Thuế suất nhập khẩu thông thường là mức thuế áp dụng cho hàng hóa nhập từ các nước, khu vực không có quan hệ kinh tế với Việt Nam.
Hướng dẫn xác định thuế nhập khẩu với mặt hàng bỉm trẻ em
Mặt hàng công ty chị Trúc hỏi là bỉm trẻ em, tuy nhiên chị không nói rõ về cấu tạo của sản phẩm nên khi tư vấn chúng tôi chỉ có thể định hướng chị tham khảo mã hs của mặt hàng bỉm này như sau:

Mã HS Mô tả sản phẩm

96190011

– – Lõi thấm hút bằng vật liệu dệt

96190012

– – Băng (miếng) và nút bông vệ sinh (tampons) từ giấy, bột giấy, tấm xơ sợi xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo

96190013

– – Bỉm và miếng lót vệ sinh trẻ em từ giấy, bột giấy, tấm xơ sợi xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo

96190014

– – Loại khác, từ giấy, bột giấy, tấm xơ sợi xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo

96190019

– – Loại khác

Mức thuế suất nhập khẩu áp dụng với mặt hàng bỉm trẻ em nhập khẩu từ Trung Quốc

Khi nhập khẩu bỉm trẻ em, người nhập khẩu cần nộp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của bỉm trẻ em là 15%. Mặt hàng này nhập từ Trung Quốc nằm trong danh mục hàng được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định ACFTA khi xuất trình C/O form E là: 0%. Như vậy công ty chị Trúc nên hỏi nhà cung cấp về chứng từ này để được hưởng ưu đãi khi tính thuế nhập khẩu. Xem bài viết: C/O form E là gì

IV. Hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu

Để tính được thuế nhập khẩu cần xác định 2 chỉ tiêu là: % thuế suất thuế nhập khẩu và trị giá tính thuế, trong đó:

  • Phần trăm thuế suất thuế nhập khẩu được xác định khi áp mã hscode
  • Trị giá tính thuế xác định theo chứng từ mua bán hàng hoá là: Hoá đơn thương mại và hợp đồng thương mại.

Công thức tính thuế được xác định:

Tiền Thuế Nhập Khẩu = Trị giá tính thuế  x % Thuế suất thuế nhập khẩu 
Lưu ý:  Trị giá tính thuế là giá mua bán trên hoá đơn thương mại cần được quy đổi từ ngoại tệ ra nội tệ theo tỉ giá tính thuế. Khi xác định trị giá tính thuế cần xác định đúng theo quy định tại T39.2015/TT-BTC và tham khảo thông tư bổ sung về trị giá: TT60-2019/TT-BTC về các xác định trị giá hải quan.

Ví dụ: Công ty VinaTrain nhập khẩu măt hàng hạt nhựa nguyên sinh ABS có mã hscode: 39093910. Thông tin mua bán trên hoá đơn thể hiện trị giá lô hàng theo điều kiện CIF, Hải Phòng là: 22.040 usd măt hàng thứ 1. Và 2.450 Usd mặt hàng thứ 2 có mã hscode:39093910

Trị giá tính thuế xác định tại thời điểm tính thuế: 24.190usd/1usd

  • Xác định trị giá tính thuế nhập khẩu của mặt hàng  mã 1227#: 22.040 usd => 533,147,600.00 đ
  • Trị giá tính thuế của mặt hàng thứ 2 mã 2277#: 2.450 usd => 59,265,500.00 đ

Mã hscode 2 mặt hàng đều là 39093910 có mức thuế nhập khẩu ưu đãi: 5%, Tuy nhiên công ty VinaTrain xin được C/O form E từ nhà cung cấp nên mức thuế nhập khẩu sẽ giảm từ 5% về 0%.

Tiền thuế nhập khẩu với mặt hàng này được tính như sau:

  •  Tiền thuế nhập khẩu mã 1227# = 533,147,600.00 đ *0 %= 0 vnđ
  •  Tiền thuế nhập khẩu mã 2277#=59,265,500.00 đ *0%= 0 vnđ
Hoá đơn là chứng từ quan trọng khi tính thuế nhập khẩu
Hoá đơn là chứng từ quan trọng khi tính thuế nhập khẩu

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 10.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain..

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp độc giả và chị Trúc  hiểu rõ về thuế nhập khẩu là gì, cách tính thuế và những vấn đề liên quan đến loại thuế này khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Thuế suất nhập khẩu là gì? Mặt hàng nào phải chịu loại thuế này”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: P105 CT1A, Khu Đô Thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *