Nghề nhân sự được xem là một nghề “hot” hiện nay khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế với nhu cầu ngày càng nhiều từ các doanh nghiệp. Vậy tố chất cảu người làm nhân sự cần những gì, làm nhân sự có khó không, bạn đọc quan tâm đừng bỏ qua bài viết nghiệp vụ do VinaTrain trình bày tại đây nhé.

Hành chính nhân sự (HR, viết tắt của từ cụm từ tiếng Anh là Human Resources) đang là một trong những nghề nghiệp được các doanh nghiệp săn đón trên thị trường việc làm, bởi tầm quan trọng và cần thiết của bộ phận hành chính nhân sự trong mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được một nhân viên nhân sự có tố chất, đạt được những yêu cầu của các công ty, các doanh nghiệp đưa ra. Vậy, tố chất của người làm nhân sự là gì?
Bài viết bên dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn một số tố chất cơ bản cần thiết của người làm nhân sự để các bạn tham khảo.
Tố Chất Của Người Làm Nhân Sự Cần Có
Yêu thích công việc nhân sự
Khi đi tư vấn hướng nghiệp, trước câu hỏi bạn muốn công việc có mức lương bao nhiêu, thì người tư vấn sẽ hỏi em yêu thích công việc gì. Do đó, yếu tố tiên quyết để một người lựa chọn một công việc để gắn bó lâu dài là bạn phải yêu thích công việc đó trước đã, sau đó mới bắt đầu tính tới các yếu tố đi kèm phía sau.
Và với nghề nhân sự cũng vậy, nếu bạn muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực này bạn phải yêu nghề. Vậy làm sao để bạn biết mình có yêu nghề hay không? Chính là bạn phải bỏ thời gian và công sức của mình ra tìm hiểu nhân sự là gì, các công việc hằng ngày, đối tượng làm việc cùng, tố chất của người làm nhân sự…
Công bằng và trung thực trong mọi phán quyết
Nhân viên viên nhân sự sẽ là người nắm giữ những thông tin của các nhân viên trong một doanh nghiệp bao gồm: thông tin cá nhân, lương mỗi tháng, lương thưởng, phạt, kỷ luật…Vì vậy, tố chất công bằng và trung thực được các ông chủ của các doanh nghiệp đánh giá cao đối với một người làm nhân sự.
Nếu bạn không đảm bảo về tính công bằng và trung thực trong lúc làm việc, mà xử lí công việc quá nghiêng về “tình cảm”, sẽ dẫn đến vấn đề nhỏ từ xích mích giữa các nhân viên khác và quản lý, cho tới các vấn đề lớn liên quan đến pháp luật. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân nhân viên nhân sự không thôi mà còn ảnh hưởng đến các nhân viên khác, và đến cả lợi ích chung của cả doanh nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp tốt trong dịch vụ
Vì tính chất công việc là mỗi ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người từ các cô lao công, các chú bảo vệ…cho đến nhà lãnh đạo của doanh nghiệp. Nên việc trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp tốt là điều vô cùng cần thiết đối với một nhân viên nhân sự.
Một nhân viên nhân sự có kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ là một người nói giỏi mà còn phải là một người biết lắng nghe. Họ có thể vừa lắng nghe và truyền đạt lại tốt những mục tiêu những định hướng mà các nhà lãnh đạo muốn truyền tải lại cho nhân viên của mình, vừa có thể thấu hiểu được những tâm tư nguyện vọng của nhân và chia sẽ nó lại cho các cấp quản lý.
Ví dụ: Khi một nhân viên bảo vệ đến tìm bạn để hỏi về hợp đồng của mình với công ty trong lúc bạn đang làm dở công việc gấp rút. Bạn vẫn phải bình tâm lại lựa lời mà nói với họ, thể hiện sự tôn trọng nhất định, thấu hiểu nguyện vọng của họ, và sẽ tìm thời gian thích hợp hơn, hoặc một nhân viên khác đang rảnh để tư vấn cho họ rõ về vấn đề này.

Khả năng đánh giá và phát triển tiềm năng nguồn nhân lực
Và cuối cùng là một trong số những tố chất cực kỳ quan trọng của người làm nhân sự chính là khả năng đánh và phát triển tiềm năng của các nhân viên trong công ty, Vì bộ phận hành chính nhân sự là nơi tiếp nhận hồ sơ và quản lý hồ sơ, tính lương thưởng bổng, thưởng phạt, kỷ luật và đánh giá năng năng suất lao động của nhân viên mỗi tháng/quý/năm.
Là bộ phận trung gian giữa các nhà lãnh đạo và nhân viên, nhân viên nhân sự phải nắm được những yêu cầu công việc mà cấp trên đưa ra cũng như hiểu rõ được tố chất của mỗi nhân viên. Từ đó lập ra các bảng đánh giá, so sánh năng lực lao động hợp lý, để đưa ra những quyết định thưởng phạt, thay thế vị trí cho chính xác, giúp công ty giữ chân được được càng nhiều nhân lực năng suất nhất càng tốt.
Luôn Cập Nhật Kiến Thức Nghiệp Vụ Mới Nhất
Điều không thể thiếu khi làm nhân sự là bạn phải cập nhật đầy đủ các kiến thức nghiệp vụ trong công việc, làm nhân sự giỏi nhất định phải hiểu và làm được việc các sự vụ liên quan trong tổ chức cơ bản bạn phải biết về các nghiệp vụ như:
- Tuyển dụng, đào tạo
- Bảo hiểm, tiền lương
- Đánh giá nhân sư, quan hệ lao động, chính sách cho tổ chức
- Nghiệp vụ về công tác hành chính, lễ tân
- Các kỹ năng giải quyết sự vụ khác
- Kỹ năng về tin họ văn phòng, hiểu về luật và các kiến thức trong đánh giá nhìn nhận con người
Tạm kết: Làm nhân sự không phải chỉ có đam mê mà cần có kiến thức, bạn sẽ khó làm được tròn vai nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên. Nghề nhân sự ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổ chức. Đừng bỏ qua cơ hội được thử sức trong lĩnh vực mới đầy hấp dẫn này.
Tổng hợp những tố chất cần thiết của Nhân viên Nhân sự càng đầy đủ thì khả năng làm việc càng cao, càng thành công hơn trong sự nghiệp. Cách phát triển, thành công tốt nhất là kết hợp đủ các yếu tố và kỹ năng trong suốt quá trình làm việc , thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Thành công nằm trong tay của chính người lao động.
Trên đây là một số gợi ý về các tố chất của người làm nhân sự mà trung tâm hành hành chính nhân sự VinaTrain đã tổng hợp.
Chúc các bạn thành công !
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com