Transhipment trong tiếng việt còn được gọi là Chuyển tải. Đây là một hình thức giao hàng thường thấy trong các hợp đồng ngoại thương của xuất nhập khẩu. Vậy thì Transhipment là gì? Các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu để nắm vững hơn về khái niệm này và áp dụng nó trong công việc nhé
Xem thêm: Khu Phi Thuế Quan Là Gì? Ví dụ về KHU PHI THUẾ QUAN – VinaTrain Việt Nam
![Transhipment [ allowed/ Not allowed ] Là Gì? Kiến thức XNK Cần Biết](https://vinatrain.edu.vn/wp-content/uploads/2023/10/Transhipment-la-gi.jpg)
Trong trường hợp hàng hóa không được giao trực tiếp từ điểm xuất phát đến điểm đích mà thay vào đó được chuyển từ một phương tiện vận chuyển hoặc cơ sở lưu trữ sang một phương tiện vận chuyển hoặc cơ sở lưu trữ khác trên đường đi. Quá trình này có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm:
- Điểm đích không thể tiếp cận trực tiếp từ điểm xuất phát bằng phương tiện hoặc hạ tầng hiện có.
- Sự thay đổi của phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển, ví dụ: chuyển hàng từ tàu biển sang xe tải để đưa vào khu vực đô thị.
- Sự tập kết hàng hóa từ nhiều nguồn và đưa chúng vào một điểm tập trung trước khi giao hàng đích.
Transhipment thường được sử dụng trong vận tải biển, hàng không, đường bộ và đường sắt để cải thiện hiệu suất vận chuyển và tối ưu hóa sự chuyển đổi giữa các phương tiện vận chuyển khác nhau. Quá trình này có thể làm gia tăng thời gian và chi phí vận chuyển, nhưng đôi khi là cần thiết để vận chuyển hàng hóa đến những nơi không thể tiếp cận trực tiếp.
Trong hợp đồng ngoại thương chúng ta thường sẽ thấy 2 khái niệm:
- Transhipment Allowed: được phép (chuyển tải)
- Transhipment Not Allowed/prohibited: không được phép (chuyển tải) hay Cấm (chuyển tải)
2. Cargo in transit ( Quá cảnh ): là việc một lô hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu qua biên giới quốc tế đến đất liền của một quốc gia khác để vận chuyển tới điểm đích.
(Có một số quốc gia và các đặc khu thương mại, do đặc điểm về địa lý mà không có cảng biển và các nước này phải sử dụng cảng biển của nước khác để nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa của nước mình)
3. Phân biệt Transhipment và Cargo in transit: Mặc dù chuyển tải và quá cảnh đều nhằm đưa hàng hóa đến điểm đích cuối cùng nhưng:
- Chuyển tải là việc bốc dỡ hàng hóa từ phương tiện ban đầu đến tàu khác hoặc sự thay đổi tàu.
- Quá cảnh là vận chuyển hàng hóa qua đất liền của một quốc gia khác.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo tìm hiểu thêm về khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn của VinaTrain Việt Nam. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu cần có để có thể bắt đầu đi làm
Trên đây là một số khái niệm về Transhipment và Transhipment Allowed, Transhipment Not Allowed. Đây là những điều kiện giao hàng mà những bạn làm về xuất nhập khẩu rất hay bắt gặp trong các hợp đồng ngoại thương, chính vì thế cần phải nắm rõ để xử lý trong công việc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy bình luận bên dưới để cùng nhau trao đổi về Transhipment nhé