Trị giá hải quan là gì? Nguyên Tắc và Cách Xác Định Đúng Luật

9332 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Trị giá hải quan là gì

Bạn đang tìm hiểu về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa biết rõ “Trị giá Hải quan là gì? Cách xác định trị giá hải quan như thế nào? Những lưu ý khi tính trị giá hải quan” Trong bài viết này, trung tâm VinaTrain sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Trị giá hải quan và những nghiệp vụ liên quan nhé!

Bài viết về Trị giá hải quan được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • 11 năm kinh nghiệm làm logistics.
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

I. Khái Niệm Trị Giá Hải Quan Là Gì?

Trị giá hải quan hay trị giá tính thuế được quy đinh cụ thể tại TT39/2015 TTBC và TT 60 /20219. Khi khai hải quan cần xác định đúng trị giá hải quan trên bộ chứng phát sinh thực tế. Bạn cần tìm hiểu thêm về các xác định trị giá tính thuế tham khảo bài viết hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết do VinaTrain trình bày tại đây.  

  • Điểm 24, Điều 4, Luật Hải quan 2014 (Luật hải quan số 54/2014/QH13) quy địnhTrị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.
  • Điều 8 trong luật thuế XNK quy định tại điều luật số 107/2016/QH13 nêu rõ:Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan.

Trị giá hải quan là gì
Trị giá hải quan là gì?

II. Vai Trò Của Trị Giá Hải Quan Trong Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu

Việc xác định trị giá hải quan trong khai báo có nhiều ý nghĩa trong việc quản lý chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước và trên góc độ doanh nghiệp xác định trị giá hải quan là công căn cứ để biết doanh nghiệp cần nộp bao nhiêu tiền thuế xuất nhập khẩu. Chúng ta có thể tổng hợp như sau:

Vai trò của trị giá hải quan trên góc độ quản lý nhà nước  Vai trò của trị giá hải quan trên góc độ quản lý doanh nghiệp
  • Kiểm soát và thống kê được lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vào quốc gia từ đó có căn cứ điều chỉnh chính sách phát triển phù hợp cho mục đích phát triển và ổn định nền kinh tế
  • Thực thi các quy định về luật hải quan, quản lý ngoại thương, thuế xuất nhập khẩu,luật thương mại…. an ninh thông qua xác định và giám sát trị giá hả quan 
  • Thống kê được kim ngạch xuất nhập khẩu từng mặt hàng theo từng gia đoạn nhất định. 
  • Thông qua xác định trị giá hải quan sẽ xây dựng những chính sách điều chỉnh phù hợp với hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.

Luật hải quan số 54/2013 cũng nêu rõ ại điểm 24 điều 4:Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan. Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

  • Kê khai trị giá hải quan là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Thông qua việc xác định trị giá hải quan doanh nghiệp xác định được tiền thuế phải nộp từ đó có căn cứ điều chỉnh giá mua bán hợp lý phù hợp với bối cảnh thị trường
  • Xác định trị giá hải quan giúp doanh nghiệp hoạt động đúng theo thượng tôn pháp luật Việt Nam.
  • Xác định trị giá hải quan là cơ sở xây dựng các biện pháp quản lý xây dựng chính sách quản trị rủi ro. 

 

III. Phương Pháp Xác Định Trị Giá Hải Quan 

Trị giá hải quan hay trị giá tính thuế được quy định cụ thể tại điều 86 Luật Hải quan 2014 quy định về trị giá hải quan như sau:

  • Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu: là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải quốc tế (F).
  • Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu: là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tải văn bản pháp luật hướng dẫn xác định trị giá hải quan:

1. Lưu ý khi xác định trị giá hải quan

a) Đối với hàng xuất khẩu:

  • Giá bán của hàng hóa tính tới cửa khẩu xuất được xác định trên hợp đồng, hóa đơn thương mại và những chứng từ liên quan
  •  Nếu không xác định được trị giá tính thuế xuất khẩu thì kiểm tra tại dữ liệu hải quan trong cùng thời điểm xác định được từ hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì lấy trị giá thấp nhất áp là trị giá tính thuế xuất khẩu

b) Đối với hàng nhập khẩu:

  • Phương pháp xác định tri giá tính thuế nhập khẩu: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan.
Lưu ý khi xác định trị giá hải quan
Lưu ý khi xác định trị giá hải quan

IV. Những Khoản Điều Chỉnh Phải Cộng Vào Trị Giá Tính Thuế – Trị Giá Hải Quan

Tình huống: Các chi phí LCC tại cảng nhập, và những chi phí liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, khai thác hàng sau khi hàng tới cảng nhập các chi phí như: khai thác hàng tại cảng nhập, vận tải nội địa, giấy phép, nhân công đóng gói…..sẽ được xác định như thế nào. Có phải cộng vào trị giá hải quan.

Điều 14, TT39-2015 (TT-BTC) quy định rõ về các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan phải thỏa mãn điều kiện:

  • Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu; Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có liên quan.

Các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan gồm:

Khoản điều chỉnh cộng  Giải thích thuật ngữ 
Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới Trường hợp các chi phí này bao gồm các khoản thuế phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng các khoản thuế đó vào trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu.
Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm Giá mua bao bì, các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận chuyển bao bì đến địa điểm đóng gói, bảo quản hàng hóa.
Chi phí đóng gói hàng hóa

 

c.1) Chi phí về vật liệu đóng gói bao gồm giá mua vật liệu đóng gói và các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận chuyển vật liệu đóng gói đến địa điểm thực hiện việc đóng gói;

c.2) Chi phí về nhân công đóng gói, bao gồm tiền thuê nhân công và các chi phí liên quan đến việc thuê nhân công đóng gói hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan. Nếu phát sinh chi phí về ăn ở, đi lại cho công nhân trong thời gian thực hiện  việc đóng gói thì các chi phí này cũng thuộc về chi phí nhân công đóng gói.

Lưu ý: Các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hóa và sử dụng nhiều lần thì không được coi là bao bì gắn liền với hàng hóa nên không phải là khoản phải cộng về chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa.

Khoản trợ giúp: Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá, được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán hàng, để sản xuất và bán hàng hóa xuất khẩu đến Việt Nam. Các khoản trợ giúp bao gồm:

 

Nguyên liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được đưa vào hàng hóa nhập khẩu;

Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu  (VD)

Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hóa nhập khẩu (VD)

Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, thiết kế thi công, thiết kế mẫu, sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở nước ngoài và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu.

Phí bản quyền, phí giấy phép

 

Phí giấy phép 

 

Phí bản quyền là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, để được chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ.

 Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

+ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu;

tuệ

Phí giấy phép là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

  • Chỉ điều chỉnh cộng phí này vào trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu nếu đáp ứng điều kiện sau:
  • Người mua phải trả phí bản quyền, phí giấy phép cho việc sử dụng, chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu

Phí bản quyền, phí giấy phép do người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa

Chi phí vận tải 

 

Các chi phí liên quan việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên, không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên.
Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên

 

Trường hợp người nhập khẩu không mua bảo hiểm cho hàng hóa thì không phải cộng thêm chi phí này vào trị giá hải quan

Phí bảo hiểm mua cho cả lô hàng gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa, thì phân bổ theo trị giá của từng loại hàng hóa, không bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp ở Việt Nam.

Ví dụ: công ty TNHH VinaTrain Việt Nam nhập khẩu đơn hàng giá FOB, Busan Korean mặt hàng khẩu trang y tế trị giá trên hóa đơn là: 15.468 USD. Công ty nhận được những báo giá dịch vụ như sau:

Phí dich vụ với lô hàng này phát sinh các mục sau: Xác định trị giá hải quan của lô hàng trên là bao nhiêu?

  • Cước vận chuyển quốc tế: 1*40HC: 680 USD
  • THC at POD: 260 USD
  • Bill fee: 40 USD
  • Lo.lo: 1.200.000 VNĐ
  • Trucking: 3.500.000 VNĐ
  • Phytosantary: 900.000 VNĐ
  • Phí thanh toán L/C: 235 USD

Trả lời: Lô hàng trên được xác định trị giá hải quan là giá mua tính tới cửa khẩu nhập đầu tiên. Như vậy, giá mua FOB, Busan chưa phải giá tới cửa khẩu nhập đầu tiên. Trị giá hải quan trường hợp này cần cộng thêm cước vận chuyển cuốc tế vào: 15.468 USD +680 USD = 16.148 USD

V. Những Khoản Điều Chỉnh Trừ Khỏi Trị Giá Hải Quan 

Quy định tại điều 15 TT39-TT/BTC khỏi trị giá hải quan cụ thể về các khoản điều chỉnh trừ khỏi trị giá hải cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Đã có trong giá mua do người mua thanh toán 
  • Kèm theo hóa đơn chứng từ hợp lệ 
  • Phát sinh sau khi hàng về cửa khẩu nhập đầu tiên
  • Phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam

Các khoản được trừ khỏi trị giá tính thuế 

Các khoản giảm trừ  Chú thích 
Khoản giảm giá từ nhà cung cấp gồm
  • Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa;
  • Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán;
  • Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
  • Khoản giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu hàng hóa;
  • Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ để tách khoản giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp cùng với tờ khai hải quan; Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.
Chi phí vận tải  Những chi phí vận tải phát sinh sau khi hàng tới cửa khẩu nhập đầu tiên do người mua đã thanh toán cho người bán trong giá bán. 
Khoản thuê phí và lệ phí  Các khoản thuế phí và lệ phí nếu đã tính trong giá bán có chứng từ hợp lệ phát sinh sau khi hàng tới cửa khẩu nhập đầu tiên sẽ được trừ khỏi trị giá tính thuế 
Chi phí thế tư vấn kỹ thuật, chuyên gia, lắp đặt và vận hành tại Việt Nam  Trong giá bán đã bao gồm các chi phí trên sẽ được trừ khỏi trị giá hải quan vì bản chất những chi phí này phát sinh sau khi hàng về cửa khẩu nhập đầu tiên.

VI. Kiểm Tra Trị Giá Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu

Hải quan có quyền bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

  • Không kê khai hoặc kê khai không đúng, không đủ các chỉ tiêu liên quan đến trị giá hải quan
  • Các nội dung về trị giá, điều kiện giao hàng trên hóa đơn thương mại không phù hợp với các nội dung tương ứng (nếu có) trên vận tải đơn
  • Trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ là trường hợp trị giá khai báo thấp hơn thông tin rủi ro về trị giá tại cơ sở dữ liệu giá

1. Xử lý kết quả kiểm tra về trị giá hải quan – trị giá tính thuế

Trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo: Cơ quan hải quan thông báo cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và xử lý như sau:

a.1) Nếu người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan thì thực hiện khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, cơ quan hải quan thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và thông quan hàng hóa theo quy định. Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 TT 38/2015/TT-BTC

a.2) Nếu người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo hoặc quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo mà không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo và chuyển các cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan.

VinaTrain đào tạo cách xác định trị giá hải quan trong khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại VinaTrain
VinaTrain đào tạo cách xác định trị giá hải quan trong khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại VinaTrain

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp các độc giả hiểu rõ về cách tính trị giá hải quan trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Trị giá hải quan là gì? Cách xác định trị giá hải quan và những lưu ý cần biết” Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Hùng says:

    Cho em hỏi ạ Trị giá hải quan có khác với giá trị thực của hàng hóa không? thì ở trung tâm có dạy trong phần khóa học ạ

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Châu nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của bạn. Việc khai sai trị giá hải quan có thể dẫn đến các hình thức xử phạt sau đây:
      1. Phạt tiền:
      Mức phạt:
      Trường hợp thiếu số tiền thuế phải nộp: Phạt từ 30% đến 100% số tiền thuế thiếu.
      Trường hợp tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu: Phạt từ 30% đến 100% số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.
      Căn cứ xử phạt:
      Mức độ sai lệch:
      Sai lệch từ 5% đến dưới 10%: Phạt 30% số tiền thuế thiếu hoặc tăng.
      Sai lệch từ 10% đến dưới 20%: Phạt 50% số tiền thuế thiếu hoặc tăng.
      Sai lệch từ 20% trở lên: Phạt 100% số tiền thuế thiếu hoặc tăng.
      Tính chất vi phạm:
      Vi phạm do lỗi chủ quan: Phạt mức cao nhất trong khung phạt.
      Vi phạm do lỗi khách quan: Phạt mức thấp nhất trong khung phạt.
      2. Buộc nộp lại số tiền thuế thiếu:
      Doanh nghiệp phải nộp lại số tiền thuế thiếu cho cơ quan hải quan.
      3. Tịch thu tang vật vi phạm:
      Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, cơ quan hải quan có thể tịch thu tang vật vi phạm là hàng hóa khai sai trị giá.
      4. Hình thức xử phạt bổ sung:
      Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, doanh nghiệp có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:
      Đình chỉ hoạt động kinh doanh hải quan;
      Buộc tháo dỡ, bốc dỡ hàng hóa;
      Ghi vào hồ sơ vi phạm hành chính.

      1
      0
  2. Trang says:

    Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải nào chấp nhận vậy ạ?

    0
    0
    • says:

      Chào bạn Trang nhé, rất cảm ơn câu hỏi của bạn
      Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 38/2018/TT-BTC, trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ này.
      Cụ thể, cơ quan hải quan chấp nhận các hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu sau:
      – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
      – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nước trung gian cấp;
      – Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu;
      – Chứng từ điện tử chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nước trung gian cấp.
      Đối với chứng từ điện tử chứng nhận xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan phải nộp bản chụp/bản scan chứng từ điện tử trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
      Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra, đối chiếu chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của chứng từ này.

      0
      0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào Uyên nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn.
      Thì theo quy định tại Điều 10 Luật Hải quan năm 2014, trị giá hải quan của hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập là giá trị của hàng hóa tại thời điểm tạm nhập, tái xuất.
      Trường hợp hàng hóa tạm xuất tái nhập là hàng đã qua sử dụng thì trị giá hải quan được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của hàng hóa tại thời điểm tạm xuất.
      Cụ thể, tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về xác định trị giá hải quan hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập như sau:
      “Trị giá hải quan của hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập là giá trị của hàng hóa tại thời điểm tạm nhập, tái xuất.
      Trường hợp hàng hóa tạm xuất tái nhập là hàng đã qua sử dụng thì trị giá hải quan được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của hàng hóa tại thời điểm tạm xuất.”
      Như vậy, doanh nghiệp cần xác định trị giá hải quan của hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để tính thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

      0
      0
  3. Thanh Huy says:

    Cho em hỏi nếu thay đổi trị giá Hải quan thì có ảnh hưởng tới giá thành và giá bán sản phẩm không ạ ? Trung tâm có dạy phần này trong khóa học không ạ em muốn tư vấn

    0
    0
  4. Mai says:

    Các chi phí ngoài lề như chi phí đóng gói, chi phí xử lý có ảnh hưởng đến xác định trị giá hải quan không vinatrain?

    0
    0
  5. Minh Kiệt says:

    Những khoản phí local charge sẽ tính vào khoản phí điều chỉnh cộng trị giá hải quan hay sao ạ?

    0
    0
  6. Trang says:

    Trường hợp nào hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế là sao vậy ạ? trung tâm giải đáp giúp e với ạ

    0
    0
  7. Mai says:

    Trung tâm ơi, trong trường hợp người khai hải quan đồng ý với các cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo và thực hiện khai bổ sung để thông quan hàng hóa thì người khai có bị xử phạt theo quy định không?

    0
    0
  8. Hoàng Thanh says:

    Nói chung là trị giá hải quan là giá trị mà nhà nước sẽ tính thuế trên lô hàng của mình đúng k ạ, tại vì thực tế giá của lô hàng còn có khoản chi phí vận chuyển và các phí khác khi xuất nhập khẩu hàng hóa tùy mình áp dụng đk Incoterms nào nữa

    0
    0
  9. Đoàn Thu Hương says:

    bài viết khá hay , đầy đủ nhưng mình có 1 thắc mắc là việc nhập khẩu ô tô theo hình thức quà biếu tặng có quy định định lượng hay không vậy ạ .

    0
    0
  10. Hoài Thu says:

    Bài viết hữu ích, nôi dung này có được hướng dẫn trong khóa học xuất nhập khẩu không trung tâm vinatrain ?

    0
    0
  11. minh nguyễn says:

    : cho tôi hỏi khai mainifest xong có sửa được không, tôi muốn được tư vấn dịch vụ của trung tâm. trung tâm có dạy phần này trong khóa học xuất nhập khẩu không? 🙄

    0
    0
  12. Ms Hải Anh- Tư Vấn Viên VinaTrain says:

    Theo Tổng cục Hải quan, việc điều chỉnh cộng các khoản chi phí của hãng vận chuyển, hãng tàu vào trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC.

    Tổng cục Hải quan cũng đã có 2 công văn ban hành vào tháng 6 và tháng 9/2018, hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện. Tuy nhiên, đến nay Tổng cục Hải quan vẫn nhận được phản ánh, vướng mắc của doanh nghiệp (DN) về vấn đề này.

    Để thống nhất việc thực hiện, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn DN như sau:

    Khi xác định và khai báo trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu, nếu DN phải trả khoản tiền về các khoản phí DO, CIC, vệ sinh container… (gọi tắt là các khoản phí nội địa local charges) và khoản tiền này chưa bao gồm trong tổng số tiền mà DN thực thanh toán cho người bán hàng hóa thì DN không phải điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.

    Trường hợp số tiền này đã bao gồm trong tổng số tiền thực thanh toán cho người bán hàng nhưng DN có chứng từ hợp pháp để xác định chính xác số tiền phí thì được trừ các khoản phí này khỏi trị giá giao dịch của hàng hóa.

    Trường hợp số tiền này đã bao gồm trong tổng số tiền thực thanh toán cho người bán và công ty không có chứng từ hợp pháp để xác định chính xác số tiền phí thì không được trừ khoản tiền phí này khỏi trị giá hải quan./.

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *