Kiều Oanh – Hưng Yên.
Chào Oanh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận Tư vấn – Đào tạo của trung tâm VinaTrain, câu hỏi về vấn đề Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng là một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ các công ty mới thành lập và chưa có kinh ngiệm về vấn đề quản lý hàng tồn kho. Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn Oanh và các bạn tham khảo bài viết dươi đây.
Trong khoản thời gian dịch bệnh hoành hành, việc tồn đọng hàng hóa trong kho không chỉ là vấn đề của riêng một công ty, doanh nghiệp nào. Vậy nên, việc ban hành những quy định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm hạn chế đến thấp nhất những thiệt hại.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 48/2019/TT-BTC.
- Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC.
Trích lập dự phòng hàng tồn kho
Để hiểu được dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì, trước tiên cần hiểu rõ khái niệm về Hàng tồn kho.
I. Hàng tồn kho là gì:
Hàng tồn kho hay còn được gọi là hàng lưu kho, là những loại hàng hóa mà được các doanh nghiệp, các công ty lưu lại để sau này bán ra hoặc đưa vào sản xuât. Những hàng tồn kho có thể chia ra thành 3 loại: Nguyên liệu vật liệu đơn, hàng bán thành phẩm và những sản phẩm hoàn chỉnh.
Vậy khi nào cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho? Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm mục đích bù đắp thiệt hại và được lập tại năm hiện hành để dự phòng cho năm tiếp theo.
II.Khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
III. Những quy định trong việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Những quy định trích lập dự phòng hàng tồn kho
Doanh nghiệp trích lập dự phòng cho các đối tượng sau:
- Đối tượng: Thành phẩm; hàng hóa; nguyên, vật liệu; sản phẩm dở dang;, hàng mua đang đi đường; hàng gửi đi bán; hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế;…
- Điều kiện trích lập Quỹ:
Mức trích lập Quỹ dự phòng:
- Bộ Tài chính ban hành những quy định trong việc định giá gốc của hàng tồn kho.
- Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp căn cứ vào giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng để tự xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.
Xử lý Quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
- Doanh nghiệp căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ thu thập được chứng minh giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho, tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
- Quỹ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện như sau:
IV. Phương án giải quyết những hàng tồn kho đã trích lập dự phòng
1. Thẩm quyền xử lý
- Chủ tịch hội đồng quản trị.
- Chủ tịch hội đồng thành viên.
- Đối với đơn vị không có hội đồng quản trị: Tổng giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp,…
- Thẩm định giá trị của hàng tồn kho cần thanh lý: Tự thành lập Hội đồng xử lý hoặc liên hệ các tổ chức tư vấn có chuyên môn thẩm định giá.
2. Hồ sơ gồm có
- Biên bản kiểm kê: Xác định chủng loại, số lượng hàng tồn kho bị hư hỏng, giá trị của chúng, nguyên nhân dẫn đến hư hỏng, hàng tồn kho có thể thu hồi,…
- Bằng chứng làm rõ lượng hàng tồn kho hư hỏng như: Biên bản xác định chất lượng hàng tồn kho, hình ảnh chứng minh;…
3. Cách xử lý
- Tiến hành hủy bỏ, thanh lý: Đối với hàng tồn kho do hư hỏng, lỗi mode, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng hoặc những yếu tố khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,…)
- Xem xét và quyết định xử lý trách nhiệm với cá nhân liên quan: Đối với hàng tồn kho hư hỏng do cá nhân làm hỏng.
- Sự khác nhau giữa giá trị lưu ở sổ kế toán trừ đi giá trị nhận được từ việc đền bù của người gây ra thiệt hại, từ cơ quan bảo hiểm bồi thường và từ việc bán thanh lý hàng tồn kho: Là khoản tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn kho không thu hồi được.
Ví dụ minh họa
Công ty X có 1.000 sản phẩm hàng tồn kho. Để phục vụ cho mục đích lập Báo cáo tài chính ngày hôm đó, Công ty X cần xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.
Giá bán dự tính của hàng tồn kho là 700.000 nghìn đồng. Tuy nhiên, công ty X cần phải mất 100.000 ngìn đồng để hoàn thành các sản phẩm và thêm 60.000 nghìn đồng cho chi phí vận chuyển.
Dựa vào các thông tin trên, ta có thể tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho được xác định như sau:
Giá trị thuần của hàng tồn kho = 700.000– (100.000 + 60.000) = 540.000
Khi xác định giá trị thuần có thể thực hiện được để lập dự phòng giảm giá, kế toán cần phải lưu ý những điều sau:
+ Xác định Giá trị thuần của hàng tồn kho phải đặc biệt chú ý đến mục đích dự trữ hàng tồn kho: chúng ta chỉ xem xét với hàng tồn kho dùng để bán
+ Giá trị thuần của hàng tồn kho được tính theo từng loại hàng tồn kho: tức tổng Giá trị thuần của hàng tồn kho so với tổng giá gốc của 1 loại hàng tồn kho
Tạm kết: Trên đây là những quy định về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Hy vọng bài viết của mình chứa đựng những thông tin mà bạn Kiều Oanh cũng như nhiều bạn đọc khác đang tìm kiếm.
Chúc các bạn thành công!
Tác giả: Phước Thiện
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com