Nhiều người lao động khi bị tai nạn lao động cũng không biết khi nào được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần, khi nào thì được hưởng trợ cấp hàng tháng. Vì vậy, trung tâm VinaTrain chia sẻ bài viết sau để mọi người cùng nắm rõ về điều này
1. Điều Kiện Hưởng
– Bị tai nạn lao động
– Có mức suy giảm khả năng lao động trên 5% cho đến dưới 31%
2. Thời Gian, Mức Lương Hưởng
– Thời gian làm căn cứ để hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ,BNN là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ,BNN không bao gồm thời gian đóng trùng.
– Tổng thời gian đóng bảo hiểm TNLĐ,BNN được tính từ lúc bắt đầu đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho đến tháng liền kề trước khi bị tai nạn lao động.
– Tiền lương làm căn cứ tính bảo hiểm TNLĐ,BNN là tiền lương của tháng liền kề trước khi bị tai nạn lao động hoặc là tiền lương tháng cuối cùng trước khi bị tai nạn lao động.
Lưu ý:
– Thời gian đã tính bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ,BNN.
– Nếu người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động thì tiền lương làm căn cứ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ,BNN là tổng tiền lương của các hợp đồng lao động, tổng tiền lương không được vượt quá 20 lần mức lương cơ sở.
3. Cách Tính Tiền Chế Độ
Trợ cấp suy giảm khả năng lao động = Li x 5 + (x-5) x 0.5 x Li
Trợ cấp theo năm đóng BHXH = L x 0.5 + (m-1) x L x 0.3
Tổng trợ cấp = Trợ cấp suy giảm khả năng lao động + Trợ cấp năm đóng BHXH
Trong đó:
– Li : lương cơ sở
– L: lương tháng liền kề theo quy định
– x: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động trên 5% dưới 31%
– m: thời gian đóng bảo hiểm TNLĐ,BNN
Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội thì các bạn có thể đặt câu hỏi ngay tại bên dưới bài viết hoặc gửi email vào leminhnghia23290@gmail.com. Cám ơn
Ths. Lê Minh Nghĩa – Giảng viên nghiệp vụ HCNS tại Trung tâm Giáo dục đào tạo thực tế VinaTrain