Chế độ trợ cấp phục vụ, trợ cấp tử tuất là hai chế độ trợ cấp đặc biệt dành cho người lao động bị tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, VinaTrain chia sẻ thông tin để mọi người nắm và hiểu thêm hai chế độ này
1. Điều Kiện Hưởng Chế Độ Trợ Cấp Phục Vụ, Trợ Cấp Tử Tuất
– Bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định Luật bảo hiểm xã hội
– Đối với chế độ trợ cấp phục vụ, người lao động phải bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, và bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần.
– Đối với trợ cấp tử tuất, người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2. Mức Hưởng Chế Độ
– Đối với trợ cấp phục vụ, ngoài mức trợ cấp hằng tháng người lao động còn được hưởng thêm tiền lương cơ sở
Ví dụ: Ông D trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 8 năm 2019. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông D được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 85%, bị liệt 2 chân. Ông D có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 8 năm 2019 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.490.000 đồng/tháng. Ông D thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng, trợ cấp phục vụ với mức trợ cấp được tính như sau:
– Mức trợ cấp tính theo tỷ lệ suy giảm:
0,3 x 1.490.000 + (85 – 31) x 0,02 x 1.490.000 = 2.056.200 (đồng/tháng)
– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,005 x 3.400.000 + (12 – 1) x 0,003 x 3.400.000 = 129.200 (đồng/tháng)
– Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng là 1.490.000 (đồng/tháng)
– Mức trợ cấp hằng tháng của ông D là:
2.056.200 đồng/tháng + 129.200 đồng/tháng + 1.490.000 đồng/tháng = 3.675.400 (đồng/tháng).
– Đối với trợ cấp tử tuất, thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở
3. Hồ Sơ Hưởng Chế Độ
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị nội trú.
– Biên bản giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu (file đính kèm).
MAU 05A_HSB_DE NGHI HUONG BHXH TNLD
Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội thì các bạn có thể đặt câu hỏi ngay tại bên dưới bài viết hoặc gửi email vào leminhnghia23290@gmail.com. Cám ơn
Ths. Lê Minh Nghĩa – Giảng viên nghiệp vụ HCNS tại Trung tâm Giáo dục đào tạo thực tế VinaTrain.
Trước giờ mình không hề biết có khoản hỗ trợ tử tuất của BHXH luôn . Cám ơn ad đã chia sẻ
Bài viết hữu ích