Vận Đơn Giao Thẳng Và Vận Đơn Theo Lệnh Là Gì, Cách So Sánh Dễ Hiểu Nhất

1260 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
vận đơn giao thẳng là gì

Vận đơn ( bill of lading) có loại  phát hành theo lệnh và vận đơn giao thẳng, khi làm xuất nhập khẩu không hiểu rõ về bản chất của nó sẽ dẫn tới nhiều rui ro phát sinh trong gia dịch. Ở bài trước VinaTrain đã giới thiệu về vận đơn là gì, bài viết về vận đơn bạn có thể xem  (tại đây).

Nội dung bài viết này sẽ đề cập tới vận đơn theo lệnh và vận đơn giao thẳng. cách sử dụng.

Vận đơn theo lệnh được hiểu là hãng tàu sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, hoặc từ ngân hàng với thanh toán L/C hoặc theo yêu cầu từ bên thứ ba nào khác.

Loại vận đơn giao hàng theo lệnh của shipper bạn có thể thấy phổ biến là surrender Bill of Lading, khi yêu cầu phát hành vận đơn theo lệnh Surrender shipper (người gửi hàng) thường phải chịu thêm chi phí điện giao hàng (Telex Release). Đây là phí nhằm mục đihcs thông báo của hãng tàu với agent của họ tại đầu nhập, có thể gửi bằng Fax, email hoặc điện thoại thường rơi vào tầm 30$.

vận đơn giao thẳng là gì
vận đơn giao thẳng là gì

Loại 2 là vận đơn theo lệnh theo lệnh của ngân hàng cái này thường là áp dụng trong trường hợp L/C hoặc nhờ thu (nhờ ngân hàng đứng ra đảm bảo việc thanh toán), kèm là “to order of XYZ” nghĩa là “giao hàng theo lệnh của XZY”. Người có tên trên vận đơn phải ký hậu cho người nhận hàng được chỉ đinh. Thường thì loại bill theo lệnh này phát hành với bill gốc chỉ dùng cho mở L/C, hay còn gọi là vận đơn ký hậu.

Một số ý kiến cho rằng vận đơn theo lệnh không thể mua bán được bạn cần biết rõ 2 trường hợp trên vận đơn thể hiện từ “None Negotiable” – không chuyển nhượng được hoặc được chuyển nhượng thì thể hiện “Negotiable”.

  1. Vận đơn giao thẳng là gì

Có thể là vận đơn photo hoặc bản gốc. Người có tên trên mục consignee đến lấy lệnh thì phải giao hàng (giao lệnh D/O).

Loại vận đơn này thường được áp dụng cho các trường hợp sau.

  • – Shipper và consignee là một
  • – Shipper và consignee không cần ràng buộc về yêu cầu nhận hàng (người bán nhận được thanh toán tiền tư người mua rồi hoặc nhận cam kêt trả tiền …)
  • – Phát hành Sea way bill (vận đơn đường biển) có thể hiện lưu ý gì thì mặc định là vận đơn giao thẳng.
  • -– Khi có Master B/L và House B/L, sẽ phát hành vận đơn giao thằng để cho đại ly ( agent) tại đầu nhập có thể lấy lệnh giao hàng (D/O) mà không phải vướng mắc gì. Nhưng trên House B/L thì có thể họ sẽ phải để là vận đơn theo lệnh. Bạn cần lưu ý không phải trường hợp nào có (Master B/L) và (House B/L) là sẽ phát hành vận đơn giao thằng, điều đó là phụ thuộc vào những ràng buộc, thỏa thuận và thực tế mà sinh ra.

Nên chọn vân đơn theo lênh và vận đơn đi thẳng khi nào

  • Nhà xuất khẩu chọn đúng loại vận đơn việc hết sức quan trọng vì các lý do sau:
  • Người nhận hàng có thể đã nhận hàng nhưng không thanh toán
  • Nếu không cần làm bill surrendered thì không nên làm ( vận đơn theo lệnh ) vì sẽ phát sinh chi phí
  • Thất lạc vận đơn khi hàng tới cũng không nhận được hàng bằng lệnh photo, thế là phải mất thời gian chờ đợi chứng từ về.
  • Đối với vận đơn theo lệnh cần phát hành khi người bán hoặc bên liên quan thứ 3 muốn ràng buộc quyền nhận hàng của người mua để hạn chế rủi ro trong thanh toán.

Hy vọng, bài viết về vận đơn giao thằng và vận đơn theo lệnh do ViaTrain chia sẻ sẽ giúp bạn trong quá trình làm hàng thực tế.

Bạn đọc cần hỗ trợ tư vấn, đóng góp, yêu tư vấn liên hệ về hotline hoặc đê lại bình luận trực tiếp dưới cuối bài viết này.

Nội dung kiến thức vận đơn nằm trong bài giảng nghiệp vụ theo chuyên đề vận đơn là gì trong khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại VinaTrain tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu online và khóa học xuất nhập khẩu trực tiếp/.

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *