“Tôi muốn tìm hiểu về vận đơn hàng không (Air Waybill) khi đóng hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Nhờ trung tâm VinaTrain giải đáp giúp tôi về chức năng và phân loại của vận đơn hàng không Air way bill là gì, cần lưu ý gì khi sử dụng loại chứng từ này? Mong được trung tâm giải đáp. Xin cảm ơn.”
Cảm ơn anh Nguyễn Gia Huy đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.
Bài viết về Vận đơn hàng không (AWB) được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Lý Trường An -Phó Giám Đốc – Đồng Sáng Lập Công Ty TNHH SEAAIR GLOBAL Logistics
13 năm kinh nghiệm
Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain.
Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Lý Trường An vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168
Vận đơn hàng không (AWB) – chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
I. Khái Niệm Và Chức Năng Của Vận Đơn Hàng Không (AWB)
1. Khái niệm
Vận đơn hàng không – Air Waybill (AWB) là chứng từ do người chuyên chở (hãng hàng không) hoặc đại diện của họ phát hành cho người gửi hàng xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay. Đây là chứng từ bắt buộc có trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu khi giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không.
2. Chức năng
Khi lô hàng được vận chuyển bằng đường hàng không, người gửi hàng sẽ được cấp vận đơn hàng không (AWB) có chức năng:
biên lai giao hàng cho người chuyên chở.
bằng chứng cho hợp đồng vận tải.
Là hóa đơn thanh toán cước vận chuyển và các phí liên quan.
Là chứng từ bảo hiểm.
Là chứng từ kê khai hải quan cho hàng hóa.
Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.
Vận đơn hàng không (AWB) được phát hành theo bộ gồm ít nhất là 9 bản, trong đó có 3 bản gốc (Original) và 6 bản sao (Copy) trở lên. Khi phát hành AWB:
Bản gốc 1 (Original 1) màu xanh lá cây – giao cho người chuyên chở (có chữ ký của người gửi hàng).
Bản gốc 2 (Original 2) màu hồng – gửi cùng hàng hóa đến nơi đến cho người nhận (có chữ ký của người gửi hàng và người chuyên chở).
Bản gốc số 3 (Original 3) màu xanh da trời – giao cho người gửi hàng (có chữ ký của người chuyên chở).
Ngoài 3 bản gốc, các bản copy còn lại lần lượt là:
Bản sao số 4 hay còn gọi là biên lai giao hàng: màu vàng dành cho người vận chuyển cuối. Bản vàng là sự xác nhận từ người nhận hàng rằng đã nhận hàng từ người vận chuyển. Bản này phải có chữ ký của Consignee.
Từ bản số 5, các bản sao thường có màu trắng:
Bản sao số 5: dành cho sân bay đến, có sẵn.
Bản sao số 6: dành cho người vận chuyển thứ 3, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân bay thứ 3.
Bản sao số 7: dành cho người vận chuyển thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân bay thứ 2.
Bản sao số 8: dành cho người vận chuyển thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá của người vận chuyển đầu tiên giữ lại khi làm hàng.
Bản sao số 9: dành cho đại lý, bản này được người đại lý hay người vận chuyển phát hành giữ lại.
Bản sao số 12 -14: (nếu phát hành), là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết.
3. Cách tra cứu vận đơn AWB
Có hai cách để tra cứu thông tin và tình trạng lô hàng, bao gồm:
Vào trực tiếp website của carrier: Trong mục tracking, nhập số vận đơn để tra cứu.
AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyển nhượng được như vận đơn đường biển (loại theo lệnh). Trong trường hợp ngoại lệ, để thanh toán bằng tín dụng thư (L/C), 2 bên mua bán sẽ phải thỏa thuận và phải làm thêm thủ tục cần thiết (như thư cam kết đảm bảo) nhờ ngân hàng chấp nhận “ký hậu” vào mặt sau AWB để lấy hàng.
Ví dụ: Tra cứu vận đơn Airway bill có số vận đơn: 828 SIN 10461625 trên website track-trade sẽ ra kết quả về lịch trình bay như sau:
Vận đơn Air way bill gốc dùng để tra cứ lịch bay của hàng
Trên webiste Track-trade chọn mục Aircargo gõ số vận đơn: 82810461625 ra kết quả như hình:
Hàng đi từ SIN tới HAN số lượng 1 kiện có tổng trọng lượng 217 cân, khối lượng 0.42m3. Lịch bay transit:
SIN – HKG qua chuyến bay RH372 sau đó từ HKG tới HAN qua chuyến bay RH317.
Kiểm tra lịch bay trên webiste Track-trade
II. Phân Loại Vận Đơn Hàng Không (AWB)
Có nhiều cách phân loại vận đơn hàng không Air way bill, dưới đây VinaTrain xin gửi tới bạn đọc một số cách phân loại được sử dụng nhiều:
1. Dựa vào chủ thể phát hành
Vận đơn của hãng hàng không (Airline Air Waybill): Do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở (Issuing carrier identification).
Vận đơn trung lập (Neutral Air Waybill): Vận đơn này sẽ do đại lý của người chuyên chở hoặc người giao nhận phát hành.
2. Dựa vào việc gom hàng hóa xuất nhập khẩu
Vận đơn chủ (Master Air Waybill): Do hãng hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng tại cảng nhập. Đây là chứng từ giao nhận hàng hóa giữa người chuyên chở và người gom hàng. Đồng thời là để điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng.
Vận đơn thứ của người gom hàng (House Air Waybill): Do người giao nhận cấp để nhận hàng hóa và điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ.
III. Mẫu Vận Đơn Hàng Không (AWB) Thực Tế
Mẫu vận đơn hàng không do IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế) quy định. Dưới đây là mẫu và nội dung AWB hãng hàng không UPS (Mỹ) để bạn có thể tham khảo.
Nội dung chi tiết của Vận đơn hàng không (AWB)
Phân tích chỉ tiêu trên vận đơn hàng không Airway bbill
Số vận đơn (AWB NO.) bao gồm ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển (Airline code number), ký hiệu 3 chữ của sân bay khởi hành, sẽ xuất hiện một lần nữa ở ô Airport of Departure và mã số AWB (Serial number) gồm 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm tra (Check Digit).
Người chuyên chở (Airlines) là tên hãng hàng không.
Người gửi hàng (Shipper) thể hiện “tên + địa chỉ của người xuất khẩu” (nếu là House AWB) và thể hiện “tên + địa chỉ của người giao nhận” (nếu là Master AWB).
Người nhận hàng (Consignee) chỉ được ghi đích danh tên người nhận hàng do AWB không có khả năng lưu thông như B/L nên không được phát hành theo lệnh.
Thông tin thanh toán (Accouting information) thể hiện việc tiền cước đã được trả (Prepaid) hoặc chưa trả (Collect).
Sân bay đi (Airport of Departure) ghi mã sân bay khởi hành.
Sân bay đến (Airport of Destination) ghi mã sân bay hạ cánh.
Số chuyến bay, ngày tháng… (Flight No., Date) ghi số chuyến bay chở hàng và ngày bay.
Thông tin làm hàng (Handling information) sử dụng để ghi chú các thông tin do người gửi hàng khai báo (có thể ghi thông tin Bên được thông báo – Notify Party như trên B/L).
Số lượng kiện (No of Pieces & Gross Weight) ghi số kiện hàng/số thùng carton… và khối lượng cả bì của lô hàng (khi được cân lên tại sân bay).
Khối lượng tính cước (Chargeable Weight) ghi khối lượng sử dụng để tính cước cho lô hàng (khối lượng này có thể khác khối lượng cả bì của lô hàng do kích thước hàng cồng kềnh).
Tên hàng (Description of goods) ghi mô tả chung cho cả lô hàng.
Kích thước của các kiện hàng (Dimension) ghi cụ thể kích thước của mỗi kiện hàng để tính toán Chargeable Weight.
Mức cước và các chi phí khác (Rate, Charges) có thể được ghi cụ thể hoặc không tùy vào yêu cầu của người gửi hàng.
Thanh toán cước (Prepaid/Collect) có thể ghi rõ các khoản đã được thanh toán vào mục Prepaid hoặc các khoản chưa được thanh toán vào mục Collect.
Nơi và ngày phát hành (Date and Place of Issue) ghi rõ nơi và ngày phát hành AWB (cũng chính là ngày giao hàng trong vận tải hàng không).
Chữ ký (Signature) của người phát hành AWB.
Thứ tự bản gốc/bản sao (Original/Copy) thể hiện rõ đây là bản gốc số mấy (được giao cho ai) hoặc đây là bản sao số mấy.
IV. Quy Trình Phát Hành Vận Đơn Hàng Không (AWB)
Quy trình phát hành vận đơn hàng không (AWB)
Bước 1: Người gửi hàng giao hàng cho người vận tải (người chuyên chở).
Bước 2: Người vận tải phát hành vận đơn cho người gửi hàng (bản gốc AWB số 3).
Bước 3: Hàng được đưa lên máy bay để đến nước nhập khẩu.
Bước 4: Người gửi hàng gửi bộ chứng từ(có thể bao gồm bản gốc AWB số 3 hoặc không) cho người nhận hàng.
Bước 5: Người nhận hàng xuất trình các giấy tờ cho đại lý của người vận tải ở sân bay đến để nhận hàng (không cần xuất trình AWB gốc).
Bước 6: Đại lý của người vận tải ở sân bay đến giao hàng cho người nhận hàng.
V. So Sánh Vận Đơn Đường Biển Và Vận Đơn Hàng Không
Vận đơn của 2 phương thức vận tải này đều có những đặc điểm chung như sau:
Là biên lai gửi hàng và bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
Do người vận chuyển phát hành, với những nội dung cơ bản: tên người gửi hàng, người nhận hàng, thông tin về phương tiện vận chuyển, thông tin lô hàng…
Đều dựa vào việc booking cước sẽ có loại vận đơn chủ master bill và vận đơn thứ house bill
Tuy nhiên, vận đơn hàng không và vận đơn đường biển có một số điểm khác nhau như:
Vận đơn hàng không (AWB)
Vận đơn đường biển
Không chuyển nhượng được.
Phát hành sau khi giao hàng cho hãng vận chuyển.
Phát hành ít nhất 9 bản.
Dùng trong vận chuyển hàng không.
Không dùng với điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF trong Incoterms.
Điều chỉnh bởi Công ước Warsaw, Công ước Hague sửa đổi, Công ước Montreal.
Có thể chuyển nhượng được (nếu là loại giao hàng theo lệnh).
Phát hành sau khi hàng đã được xếp lên tàu.
Phát hành bộ đầy đủ: 3 bản gốc, 3 bản copy
Dùng trong vận tải biển.
Có thể sử dụng với tất cả các điều kiện quy định trong Incoterms 2010.
Điều chỉnh bởi Công ước Hague, Hague-Visby, và Bộ luật US COGSA 1936.
Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 9.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Hy vọng, với câu trả lời trên VinaTrain đã giúp anh Huy và độc giả có thêm những thông tin hữu ích về chức năng và phân loại của Vận đơn hàng không (AWB) trong xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Vận đơn hàng không – Air Waybill là gì? Chức năng và phân loại”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.
Cho mình hỏi một xíu, nếu đơn hàng bên mình nhập từ EU về Việt nam nhưng dán talon sai nên đi lạc sang Thái, thì giờ vận chuyển từ Thái về lại Việt Nam trong AWB phần shipper ghi như nào để được hưỏng EVFTA ạ
Cho mình hỏi một xíu, nếu đơn hàng bên mình nhập từ EU về Việt nam nhưng dán talon sai nên đi lạc sang Thái, thì giờ vận chuyển từ Thái về lại Việt Nam trong AWB phần shipper ghi như nào để được hưỏng EVFTA ạ
Dạ em đang học ở trường, sắp tới có một bài tập về AWB, có anh/chị nào có mẫu không ạ, cho em xin với, em chỉ dùng để tham khảo cho việc học thôi ạ.
Cụ thể là người nhận hàng cần xuất giấy tờ chứng từ gì để nhận được air waybill ạ
mình thích xnk mà hiện tại lại đang làm về bs thú y trái ngành quá thì đk học thêm từ đầu ở chỗ mình có đc k ? mình k biết gì về xnk
Đúng thông tin đang cần, mình làm trái ngành nên cứ lơ tơ mơ, may mà có thông tin của trung tâm cung cấp.
Cho mình hỏi một xíu, nếu đơn hàng bên mình nhập từ EU về Việt nam nhưng dán talon sai nên đi lạc sang Thái, thì giờ vận chuyển từ Thái về lại Việt Nam trong AWB phần shipper ghi như nào để được hưỏng EVFTA ạ
Cho mình hỏi một xíu, nếu đơn hàng bên mình nhập từ EU về Việt nam nhưng dán talon sai nên đi lạc sang Thái, thì giờ vận chuyển từ Thái về lại Việt Nam trong AWB phần shipper ghi như nào để được hưỏng EVFTA ạ
Vận đơn hàng không airway bill có thể sử dụng cho nhiều lô hàng được k ạ hay mỗi lô là 1 bill ạ
Tối thiểu cần bao nhiêu bản copy của bill ạ?
Vận đơn hàng không airway bill này có thể chuyển nhượng hay sửa đổi được k vậy ạ?
cho em hỏi tính cước hàng air sai thì có sửa lại được không, mong nhận tư vấn dịch vụ của trung tâm.
Mẫu của Air Waybill (AWB) lấy ở đâu vậy ạ?