Back date B/L-Vận đơn cấp lùi ngày là loại vận đơn ít được sử dụng trong giao nhận vận tải vì những rủi ro có thể gây ra cho: người mua; hãng vận tải. Vậy vận đơn cấp lùi ngày là gì, khi nào cần dùng loại vận đơn này. Có lưu ý gì khi sử dụng, mời bạn đọc tham khảo bài viết do VinaTrain trình bày tại đây.
Khái niệm vận đơn cấp lùi ngày – back date B/L
Thuận ngữ back date bill of lading – vận đơn cấp lùi ngày (cấp bill cho shipper trước ngày tàu chạy) thể hiện cho việc người vận chuyển kí ngày tàu chạy (on board date) xuống trước ngày tàu chạy thực tế.
Ví dụ: Ngày on broad thực tế là 30/08 nhưng vận đơn cấp ngày 29/07
Vận đơn cấp lùi ngày hoặc cấp trước ngày tàu chạy là một hành động trái với quy định của tổ chức hàng hải thế giới. Đây là việc hãng vận tải hoặc các công ty logistics hỗ trợ người bán hoặc người mua cấp lùi ngày trên vận đơn để hợp thức đáp ứng quy định thanh toán theo cam kết trong hợp đồng ngoại thương .
Thực tế, rất ít hãng tàu (Carriers) chấp nhận cấp vận đơn lùi ngày. Tuy nhiên, nhiều công ty Logistics “chấp nhận” cấp House bill trước ngày tàu chạy vì lợi nhuận kiếm thêm từ khách hàng.
Vận đơn ký trước ngày áp dụng trong trường hợp nào
Đ𝗼̂́𝗶 𝘃𝗼̛́𝗶 𝗙𝗼𝗿𝘄𝗮𝗿𝗱𝗲𝗿:
- Công ty không có quy trình kiểm soát nghiêm ngặt trong vấn đề cấp bill of lading và training nhân viên kinh doanh kỹ lưỡng về vấn đề này thì sẽ rất dễ xảy ra
- Để làm hài lòng khách hàng: Hiện nay, vì lợi nhuận nên nhiều forwarder đồng ý cấp House bill gốc cho shipper trước ngày tàu chạy và đã tạo ra một tiền lệ xấu tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với chính bản thân forwarder mà mình sẽ nêu ra ở ví dụ trong phần cuối bài này.
Đ𝗼̂́𝗶 𝘃𝗼̛́𝗶 𝗦𝗵𝗶𝗽𝗽𝗲𝗿:
- Thứ 1: chủ hàng có thể hợp thức hóa bộ chứng từ thanh toán và nộp cho ngân hàng để lấy tiền một cách nhanh chóng
- Thứ 2: một số chủ hàng bị “eo hẹp” hoặc quản lý dòng tiền không tốt nên thường xuất hiện hiện tượng “khát vốn” cũng sẽ yêu cầu các forwarder cấp House bill gốc trước ngày tàu chạy để lấy tiền trước
Mục đích sử dụng vận đơn ký lùi ngày back date B/L
1) Vận đơn ký lùi ngày để phù hợp với quy định bộ chứng từ
Bạn sẽ gặp tình huống hạn của ngày xếp hàng lên tàu muộn hơn so với latest shipment date của L/C hoặc thời gian thể hiện trên giấy phép xuất khẩu. Lúc này nếu xuất trình vận đơn theo đúng ngày booking sẽ không phù hợp với thời gian trên chứng từ hoặc LC, hãng tàu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kỳ lùi ngày trên vận đơn để được ký lùi ngày cần phải được sự đồng ý của hãng vận tải.
Đây là trường hợp duy nhất có thể cân nhắc ký lùi vận đơn, doanh nghiệp cần xuất trình các giấy tờ sau:
- Bằng chứng hợp lý, hợp lệ: bản sao hợp đồng mua bán, bản sao L/C, giấy phép XK.
- Thư cam kết (Letter of Indemnity) và chịu mọi trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tranh chấp, khiếu kiện đối với người vận chuyển do việc phát hành vận đơn lùi ngày.
Nếu có xảy ra sai phạm chỉ thuần tuý về dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán. Người bán sẽ rủi ro chính. Thiệt hại kinh tế trực tiếp của người mua từ việc back-dated B/L là không lớn, đã có thỏa thuận từ trước nên ít có trường hợp người mua kiện người bán.
2) Với mục đích hưởng lợi về thuế quan, ưu đãi
Hình thức lý lùi ngày thường xảy ra với hàng xuất khẩu. Ngoài ra, hàng nhập khẩu để hưởng ưu đãi, tại nước nhập khẩu sẽ sử dụng các công cụ giám sát tại đích (hải quan, thông quan nhập khẩu) mới đảm bảo chính xác.
Ký lùi ngày vận đơn để chiết khấu hóa đơn, nhiều trường hợp người bán giảm giá cho khách hàng trong các đơn sale – trường hợp người bán đã xin phép cơ quan thuế đến hạn ngày nhất định theo từng đợt. Nhưng nhiều trường hợp hêt hạn on sale mà người bán vẫn áp dụng giảm giá cho khách thì phải lùi ngày trên chứng từ và tât nhiên phải lùi ngày trên vận đơn, để tránh xảy ra rủi ro hai bên mua bán cần thỏa thuận kỹ về vấn đề này. Vì nhiều trường hợp cơ quan thuế kiểm tra sẽ phải giải trình về nghiệp vụ này do lỗi xuất hóa đơn TRƯỚC ngày có chi phí ( tức ngày tàu chạy hãng tàu thu phí của bạn).
3) Với mục đích lừa đảo – trục lợi tài chính
Nhiều trường hợp nhà xuất khẩu cấu kết với bên vận tải yêu cầu ký vận đơn lùi ngày khác với ngày giao hàng thực tế trên booking. Sau khi lấy được vận đơn trước thời điểm hàng on board có thể lúc này forwader cũng chưa nhận nhận đủ hàng. Bên xuất khẩu sẽ xuất trình bộ chứng từ này đê xuất trình cho ngân hàng rồi có thê không giao hàng cho khách luôn.
Ví dụ : Bên A Tại Việt Nam bán cho Bên B tại Đức công ty A với mục đich lừa đảo sẽ báo FWD phục vụ mình ký ngày trên vận đơn trước ngày tàu chạy, khi đó sẽ có vận đơn kết hợp với chứng từ công ty A mang tới ngân hàng nhận tiền của ngân hàng bên mua, thực tế hàng chưa lên tàu. Khi nào người mua không nhận được hàng nhưng đã trả tiền trường hợp này người bán CTy A đã ôm tiền mất tích người chịu trách nhiệm với thương vụ này là bên ForWarder hoàn toàn phải chịu trách nhiệm.
Rủi ro trường hợp này ở cấp độ cao nhất, lừa đảo gây hậu quả nghiêm trọng. Lỗi không còn đơn thuần là ký lùi vận đơn mà là phát hành khống vận đơn để lừa đảo.
Tạm kết:
Rủi ro khi sử dụng vận đơn cấp lùi ngày rất lớn, vì vậy khi ký hợp đồng mua bán 2 bên cần thống nhất với nhau loại vận đơn sử dụng. Với các đơn vị dịch vụ FWD cần lựa chọn những công ty uy tín, các hãng tàu lớn để tránh phát sinh tình trạng trên. Trường hợp nếu hai bên đồng ý thỏa thuận về trường hợp ký lùi ngày vận đơn nên có văn bản thỏa thuận giữa 2 bên mua bán.
Nội dung về vận đơn cấp lùi ngày cho trong chương trình đào tạo xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo khóa học xuất nhập khẩu tại được tổ chức theo hình thức online hoặc trực tiếp tại webiste.
Bạn muốn tham khảo nguồn tài liệu tự học xuất nhập khẩu miễn phí hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu cùng VinaTrain, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 8.000 người nhận tài liệu miễn phí hàng tháng, tham gia nhóm tại đây:
Nguồn: Thanh Mai-tổng hợp
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Chi nhánh Hồ Chí Minh:45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
- Chi nhánh Hà Nội:185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
- Gmail:edu.vn@gmail.com
Vận đơn cấp lùi ngày được áp dụng cho mọi lô hàng hay là có những lô hàng nào k được sử dụng k ạ, giao từng phần hay hàng quá cảnh chuyển tải thì sao nhỉ?
Ủa vậy trung tâm ơi, trong thực tế thì vận đơn ký lùi ngày có hợp pháp không ạ?
Trung tâm xin trả lời câu hỏi của Trúc My nhé!
Về mặt pháp lý, vận đơn ký lùi ngày là không hợp pháp. Theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển, vận đơn phải được cấp sau khi hàng hóa đã được nhận để vận chuyển. Điều này nhằm đảm bảo tính xác thực của vận đơn, tránh các tranh chấp trong tương lai.
Tuy nhiên trong thực tế, vận đơn ký lùi ngày vẫn được thực hiện khá phổ biến, đặc biệt là trong các trường hợp sau:
Để đáp ứng yêu cầu của hợp đồng mua bán, chẳng hạn như thời hạn thanh toán L/C.
Để hưởng các ưu đãi về thuế quan, chẳng hạn như thời hạn miễn thuế.
Nói chung là vận đơn ký lùi ngày vẫn có nguy cơ rủi ro cao nên hạn chế sử dụng bạn ạ.
Vây thì có những biện pháp hay lưu ý nào để nhà xuất khẩu đề nghị cấp vận đơn kỹ lùi ngày và nhà nhập khẩu vẫn tránh được rủi ro bị trục lợi k ạ
Khi nào thì ngày cấp vận đơn và ngày giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa là một? Và khi nào thì khác nhau ạ?
Chào bạn Trần Hoa nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của bạn
– Ngày cấp vận đơn và ngày giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa là một khi:
Hàng hóa được giao tại nơi xuất khẩu: Trong trường hợp này, người bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi họ đã giao hàng cho người vận chuyển và nhận được vận đơn.
Hợp đồng quy định rõ ràng: Hợp đồng mua bán có thể quy định cụ thể rằng ngày cấp vận đơn và ngày giao hàng là một.
– Ngày cấp vận đơn và ngày giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa khác nhau khi:
Hàng hóa được giao tại nơi nhập khẩu: Trong trường hợp này, người bán chỉ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa đã được giao cho người mua tại nơi nhập khẩu.
Hợp đồng không quy định rõ ràng: Nếu hợp đồng mua bán không quy định cụ thể về ngày giao hàng, thì ngày giao hàng sẽ được xác định dựa trên các tập quán thương mại hoặc luật pháp áp dụng.
Nếu cấp vận đơn ký lùi ngày mà xảy ra trường hợp mất mát hàng hóa hoặc hư hỏng thì bên nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ạ
Chào bạn Châu nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn
Trong trường hợp vận đơn ký lùi ngày, người vận chuyển có thể dựa vào các căn cứ sau để chứng minh rằng mất mát hư hỏng hàng hóa là do lỗi của người gửi hàng hoặc do một bên thứ ba không phải là người vận chuyển:
– Người gửi hàng không cung cấp thông tin chính xác về hàng hóa: Ví dụ, người gửi hàng khai báo hàng hóa là hàng hóa thông thường nhưng thực tế là hàng hóa dễ vỡ. Trong trường hợp này, nếu hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, thì người vận chuyển có thể chứng minh rằng mất mát hư hỏng hàng hóa là do lỗi của người gửi hàng.
– Người gửi hàng không đóng gói hàng hóa cẩn thận: Ví dụ, người gửi hàng đóng gói hàng hóa bằng bao tải nhưng thực tế hàng hóa cần được đóng gói bằng thùng carton. Trong trường hợp này, nếu hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, thì người vận chuyển có thể chứng minh rằng mất mát hư hỏng hàng hóa là do lỗi của người gửi hàng.
– Hàng hóa bị hư hỏng do một bên thứ ba không phải là người vận chuyển: Ví dụ, hàng hóa bị hư hỏng do thiên tai, hoả hoạn, hoặc do hành vi phá hoại của người khác. Trong trường hợp này, người vận chuyển có thể chứng minh rằng mất mát hư hỏng hàng hóa là do một bên thứ ba không phải là người vận chuyển.
Nếu người vận chuyển có thể chứng minh được rằng mất mát hư hỏng hàng hóa là do lỗi của người gửi hàng hoặc do một bên thứ ba không phải là người vận chuyển, thì người vận chuyển sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người gửi hàng.
Trung tâm cho em hỏi về quy trình cụ thể của việc vận đơn ký lùi ngày và cấp bill trước ngày tàu chạy được không ạ? Giải đáp cho em vs ạ
Cho em hỏi trong việc vận đơn ký lùi ngày và việc cấp bill cho shipper trước ngày tàu chạy có vấn đề và không phù hợp hoặc có dấu hiệu trục lợi thì em nên báo cho cơ quan hay là nên báo cho quản trị của công ty có thẩm quyền để giải quyết ạ
trung tâm có dạy phần này trong khóa học xuất nhập khẩu không?
add ơi, mình thấy cấp house bill trước mà hãng tàu chưa cấp MBL thì sao ngân hàng tra tiền nhỉ