Vận đơn chủ (master bill) và vận đơn thứ (house bill) là chứng từ vận tải quan trọng được sử dụng nhiều trong quy trình giao nhận hàng hóa đường biển. Vậy mục đích của 2 loại vận đơn này, khi nào nên sử dụng MBL – HBL. Cách phân biệt loại chứng từ này như thế nào.
Bạn đọc quan tâm mời tham khảo bài viết nghiệp vụ chi tiết do trung tâm VinaTrain trình bày tại đây:
Bài viết về Shipping marks được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long.
11 năm kinh nghiệm làm logistics.
Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain.
Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168
Khái niệm về vận đơn chủ (master bill) và vận đơn thứ (house bill)
Khái niệm chung về vận đơn:
Vận đơn (Bill of Lading – viết tát là B/L) là chứng từ vận chuyển đuờng biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng. Nói cách khác vận đơn chính là hợp đồng vận tải.
Vận đơn là bằng chứng chứng minh người vận chuyển đã nhận hàng của người gủi hàng, dựa vào các thông tin trên vận đơn sẽ biết được lộ trình giao hàng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng. ,
Vận đơn được ký phát theo bộ gồm các bản gổc (original) và các bản sao (copy). Trọn bộ vận đơn gốc (full set) thường có ba bản gốc giống nhau. Khi thanh toán tiền hàng theo phương thức tín dụng chứng từ, người bán thường phải xuất trình trọn bộ vận đơn gốc mới được thanh toán tiền hàng.
Khái niệm về vận đơn chủ Master bill và vận đơn thứ house bill
Dựa vào chủ thể phát hành vận đơn đường biển cho người gửi hàng, người ta phân chia thành Master Bill và House Bill.
Master bill of lading- Vận đơn chủ: Đây là vận đơn do hãng tàu phát hành cho người gửi hàng khi booking cước. Trên vận đơn chủ MBL sẽ thể hiện các dấu hiệu nhận biết cửa hãng tàu như: logo; công ty; địa chỉ, mẫu vận đơn do hãng phát hành. Một số hãng tàu bạn thường gặp như: MCC, SITC, Yang Ming, OOCL… sẽ là đơn vị phát hành vận đơn chủ (master bill of lading). Ký hiệu: MBL
Houseb bill of lading – Vận đơn thứ: Đây là chứng từ do các công ty logistics, forwarder phát hành cho chủ hàng khi booking cước dịch vụ qua bên họ. Bố cục vận đơn HBL tương tự như vận đơn chủ master bill tuy nhiên nhận biết HBL thông qua các chi tiêu: logo, tên công ty, địa chỉ, số vận đơn ….Ký hiệu: HBL
Quy trình phát hành vận đơn Master bill và vận đơn thứ house bill
Để bạn đọc dễ hình dung về mục đích phát hành và sử dụng 2 loại chứng từ này VinaTrain ví dụ minh họa như sau:
Công ty VinaTrain ký hợp đồng mua hàng với công A(Mỹ) hợp đồng ngoại thương mua hàng điều kiện FOB, Longbeach. Lúc này VinaTrain sẽ là đơn vị booking cước vận tải quốc tế công ty có 2 lựa chọn:
1: Booking cước trực tiếp với hãng tàu Mearsk. Thì vận đơn do hãng tàu phát hành sẽ là vận đơn chủ master bill of lading (MBL). Công ty VinaTrain đưng tên trên mục shipper, consignee: Công ty A hoặc người nhận hàng do A chỉ định
2. Booking cước thông qua công ty forwarder: Lúc này công ty FWD từ nhu cầu của VinaTrain sẽ booking cước với hãng tàu Mearsk. Với dịch vụ này để gửi lô hàng của VinaTrain sẽ có 2 vận đơn phát sinh:
MBL ( Vận đơn do FWD gửi hàng với Mearsk) – Do hãng tàu Mearsk phát hành: Shipper: Công ty FWD do VinaTrain thuê – Consignee: Công ty A hoặc công khác do A chỉ định
HBL (Vận đơn do VinaTrain gửi hàng với công ty FWD) – Do FWD phát hành: Shipper: Công ty VinaTrain – Consignee: Công ty A hoặc công khác do A chỉ định
Như vậy, tùy vào mục đích thuê vận tải lô hàng có thể phát sinh cả 2 loại vận đơn MBL và HBL, hoặc chỉ có vận đơn chủ MBL. Nhiều khách hàng booking cước qua Forwarder mà không đi trực tiếp với chủ hàng vì được hỗ trợ dịch vụ tốt, cước ưu đãi và ghi nhận công nợ. Đây là hình thức rất phổ biến tại Việt Nam.
Phân biệt vận đơn chủ Master bill (MBL) và vận đơn thứ House bill (HBL)
Tiêu chí phân biệt
Master Bill
House Bill
Giống nhau
Vận đơn đường biển
Đều là hợp đông vận tải ghi nhận về số lượng gửi hàng, tình trạng hàng, căn cứ thanh toán chi phí.
Loại hình: Bill gốc (Original Bill) và Surrender Bill, Seaway bill…
Vận đơn phát hành dạng vận đơn giấy, vận đơn điện tử
Khác giữa 2 loại vận đơn
Đối tượng phát hành
Chủ hàng thực tế hoặc công ty Forwarder
Chủ hàng thực tế
Tu sửa vận đơn
Khó chỉnh sửa, sau khi phát hành chỉnh sửa sẽ mất phí
Dễ tu sửa, mặc dù đã phát hành rồi nhưng tu sửa vẫn miễn phí
Rủi ro khi sử dụng
Tỉ lệ rủi ro thấp, nếu đứng tên trên vận đơn có thể làm việc với hãng tàu đòi quyền lợi nếu sảy ra tranh chấp
Rủi ro cao hơn, và tùy theo trách nhiệm của công ty Forwarder.
Chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,…
Có
Không
Hình thức phát hành
Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty hãng tàu.
Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty Forwarder.
Địa điểm giao nhận hàng
Port to Port
Port to port hoặc wearhouse to port …
Những lưu ý cần biết khi sử dụng vận đơn chủ (MBL) và vận đơn thứ (HBL)
Tùy vào mục đích của hàng sẽ quyết định một lô hàng có đủ 2 loại vận đơn Master bill và house bill hay không. Chỉ khi booking cước qua công ty forwader mới phát hành ra HBL
Vận đơn của hãng tàu phát hành luôn là Master bill
Một lô hàng có thể có 1 MBL nhưng có rất nhiều HBL tức là chủ hàng booking cước qua công ty FWD 1 công ty này mua cước của FWD2; Công ty FWD2 mới booking cước với hãng tàu. Như vậy lô hàng ngày sẽ có 1MBL và 2 HBL.
Tùy vào mục đích sử dụng mà chủ hàng sẽ yêu cầu nhận loại master bill khác nhau như: vận đơn gốc, vận đơn surrender; vận đơn seaway bill
Nếu lô hàng nhập khẩu có cả Master bill và house bill khi khai báo hải quan sẽ khai thông tin theo House bill.
Khi chủ hàng booking qua công ty Forwarder sẽ không thể nhận hàng từ hãng tàu, lúc này họ sẽ cần FWD phát hành ủy quyền nhận hàng thì hãng tàu mới trả hàng tại cảng nhập. Do nguyên tắc hãng chỉ trả hàng cho ai đừng tên trên mục consignee.
Tạm kết: Trên đây là bài chia sẻ về Master Bill và House Bill và cách phân biệt chứng từ này được trung tâm đào tạo xuất nhập VinaTrain trình bày. Nội dung về 2 loại vận đơn này có trong chương trình đào tạo các khóa học xuất nhập khẩu thực tế.
Bạn cần tham khảo tài liệu miễn phí, hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ hãy tham gia nhóm tự học xuất nhập khẩu cùng VinaTrain – Chúng tôi đã hỗ trơn hơn 8.000 người nhận tài liệu miễn phí mỗi tháng, tham gia ngay tại đây:
Nguồn: Thanh Mai-tổng hợp
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
Chi nhánh Hồ Chí Minh:45 Đường Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
Chi nhánh Hà Nội:185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
Chào bạn Lan Tiên nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của bạn
1. Liên hệ với hãng tàu:
Bước đầu tiên là liên hệ ngay với hãng tàu đã phát hành MBL và thông báo về việc mất vận đơn.
Cung cấp cho hãng tàu thông tin chi tiết về lô hàng, bao gồm số MBL, tên tàu, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, tên người nhận hàng, v.v.
Hãng tàu sẽ yêu cầu chủ hàng cung cấp các bằng chứng xác minh quyền sở hữu lô hàng, chẳng hạn như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, v.v.
2. Yêu cầu cấp lại MBL:
Sau khi xác minh quyền sở hữu của chủ hàng, hãng tàu sẽ tiến hành cấp lại MBL.
Quá trình này có thể mất vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào quy trình của từng hãng tàu.
Chủ hàng sẽ phải chịu phí cấp lại MBL.
3. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên thứ ba:
Trong một số trường hợp, chủ hàng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các công ty giao nhận hoặc luật sư để lấy lại hàng hóa.
Các công ty giao nhận có kinh nghiệm và mối quan hệ với các hãng tàu có thể giúp chủ hàng đẩy nhanh quá trình lấy lại hàng hóa.
Luật sư có thể tư vấn cho chủ hàng về các quyền và nghĩa vụ của họ trong trường hợp mất vận đơn MBL.
Cảm ơn câu hỏi của bạn Phương nhé! Bạn có thể tham khảo câu trả lời này nha
Master bill (MBL) có thể được chuyển nhượng nếu MBL được phát hành theo lệnh (to order). MBL theo lệnh là loại vận đơn mà người nhận hàng được ghi trên vận đơn không phải là người cuối cùng có quyền nhận hàng. Quyền nhận hàng có thể được chuyển nhượng cho người khác bằng cách ký hậu vận đơn.
Để chuyển nhượng MBL, người nhận hàng cần ký hậu vận đơn theo một trong hai cách sau:
Ký hậu trực tiếp: Người nhận hàng ký hậu vận đơn và ghi tên người nhận hàng mới trên vận đơn.
Ký hậu gián tiếp: Người nhận hàng ký hậu vận đơn và ghi tên người nhận hàng mới, sau đó người nhận hàng mới ký hậu vận đơn và ghi tên người nhận hàng cuối cùng.
Sau khi được ký hậu, MBL trở thành vận đơn có thể chuyển nhượng. Người nhận hàng mới có thể xuất trình MBL cho người vận chuyển để nhận hàng.
0
0
Huy says:
Người mua có thể đem vận đơn house bill tới cảng dỡ hàng để lấy hàng k ạ hay bắt buộc phải có master bill vậy, bill dưới đây do hãng tàu evergreen cấp là master bill đúng k trung tâm
Nếu như mình sử dụng dịch vụ cty logistics thì vận đơn house bill do cty đó cấp còn vận đơn master bill hãng tàu họ cấp và gửi cho cty đó r họ mới đưa lại cho mình đúng k ạ
Trung tâm cho em hỏi thắc mắc thì Vận Đơn Master Bill và House Bill thì cái vận đơn nào cung cấp thông tin chung về lô hàng và cái vận đơn nào cho cung cấp thông tin chi tiết về từng lô hàng nhỏ trong lô hàng lớn vậy ạ
Chào bạn Võ Đức Duy nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn!
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi lô hàng có cả MBL và HBL, thì cần khai hải quan theo MBL. MBL là vận đơn chính, do hãng tàu cấp, có giá trị pháp lý cao hơn HBL. MBL là cơ sở để xác định quyền sở hữu hàng hóa và quyền nhận hàng tại cảng đến.
Trong trường hợp lô hàng có cả MBL và HBL, thì MBL sẽ được cấp cho người gửi hàng, còn HBL sẽ được cấp cho người giao nhận hàng hóa (freight forwarder). Người giao nhận hàng hóa sẽ sử dụng HBL để giao hàng cho người nhận hàng.
có thể cho em xin file HBL vs ạ
Nếu chủ hàng bị mất vận đơn master bill thì họ có thể làm gì để lấy lại hàng hóa ạ?
Chào bạn Lan Tiên nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của bạn
1. Liên hệ với hãng tàu:
Bước đầu tiên là liên hệ ngay với hãng tàu đã phát hành MBL và thông báo về việc mất vận đơn.
Cung cấp cho hãng tàu thông tin chi tiết về lô hàng, bao gồm số MBL, tên tàu, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, tên người nhận hàng, v.v.
Hãng tàu sẽ yêu cầu chủ hàng cung cấp các bằng chứng xác minh quyền sở hữu lô hàng, chẳng hạn như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, v.v.
2. Yêu cầu cấp lại MBL:
Sau khi xác minh quyền sở hữu của chủ hàng, hãng tàu sẽ tiến hành cấp lại MBL.
Quá trình này có thể mất vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào quy trình của từng hãng tàu.
Chủ hàng sẽ phải chịu phí cấp lại MBL.
3. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên thứ ba:
Trong một số trường hợp, chủ hàng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các công ty giao nhận hoặc luật sư để lấy lại hàng hóa.
Các công ty giao nhận có kinh nghiệm và mối quan hệ với các hãng tàu có thể giúp chủ hàng đẩy nhanh quá trình lấy lại hàng hóa.
Luật sư có thể tư vấn cho chủ hàng về các quyền và nghĩa vụ của họ trong trường hợp mất vận đơn MBL.
Master bill có thể được chuyển nhượng không ạ?
Cảm ơn câu hỏi của bạn Phương nhé! Bạn có thể tham khảo câu trả lời này nha
Master bill (MBL) có thể được chuyển nhượng nếu MBL được phát hành theo lệnh (to order). MBL theo lệnh là loại vận đơn mà người nhận hàng được ghi trên vận đơn không phải là người cuối cùng có quyền nhận hàng. Quyền nhận hàng có thể được chuyển nhượng cho người khác bằng cách ký hậu vận đơn.
Để chuyển nhượng MBL, người nhận hàng cần ký hậu vận đơn theo một trong hai cách sau:
Ký hậu trực tiếp: Người nhận hàng ký hậu vận đơn và ghi tên người nhận hàng mới trên vận đơn.
Ký hậu gián tiếp: Người nhận hàng ký hậu vận đơn và ghi tên người nhận hàng mới, sau đó người nhận hàng mới ký hậu vận đơn và ghi tên người nhận hàng cuối cùng.
Sau khi được ký hậu, MBL trở thành vận đơn có thể chuyển nhượng. Người nhận hàng mới có thể xuất trình MBL cho người vận chuyển để nhận hàng.
Người mua có thể đem vận đơn house bill tới cảng dỡ hàng để lấy hàng k ạ hay bắt buộc phải có master bill vậy, bill dưới đây do hãng tàu evergreen cấp là master bill đúng k trung tâm
Vậy nên làm master bill hay house bill ạ?
Nếu như mình sử dụng dịch vụ cty logistics thì vận đơn house bill do cty đó cấp còn vận đơn master bill hãng tàu họ cấp và gửi cho cty đó r họ mới đưa lại cho mình đúng k ạ
Bài viết rất hữu ích ạ cho em hỏi trung tâm có tư vấn học không. Ạ
Trung tâm cho em hỏi thắc mắc thì Vận Đơn Master Bill và House Bill thì cái vận đơn nào cung cấp thông tin chung về lô hàng và cái vận đơn nào cho cung cấp thông tin chi tiết về từng lô hàng nhỏ trong lô hàng lớn vậy ạ
Dịch vụ tư vấn thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu của công ty bạn như thế nào, ib giúp tôi đã gửi thông tin qua mail bên bạn
trung tâm cho em hỏi lô hàng có cả MBL và HBl khi khai hải quan thì cần khai theo MBL hay HBL?
Chào bạn Võ Đức Duy nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn!
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi lô hàng có cả MBL và HBL, thì cần khai hải quan theo MBL. MBL là vận đơn chính, do hãng tàu cấp, có giá trị pháp lý cao hơn HBL. MBL là cơ sở để xác định quyền sở hữu hàng hóa và quyền nhận hàng tại cảng đến.
Trong trường hợp lô hàng có cả MBL và HBL, thì MBL sẽ được cấp cho người gửi hàng, còn HBL sẽ được cấp cho người giao nhận hàng hóa (freight forwarder). Người giao nhận hàng hóa sẽ sử dụng HBL để giao hàng cho người nhận hàng.