Cách Xử Lý Chi Phí Lương Khi Quyết Toán Thuế Cần Biết

Mùa quyết toán thuế nhiều doanh nghiệp lo lắng các chi phí tiền lương, thưởng và các khoản đóng liên quan tới tiền lương của đơn vị mình sẽ bị loại. Vậy cách xử lý những chi phí lương khi quyết toán thuế này cần lưu ý những gì, cùng VinaTrain tìm hiểu rõ hơn tại đây. 

Các vấn đề doanh nghiệp quan tâm khi hạch toán lương và các chi phí cần đóng theo lương:

  • Không đóng bảo hiểm, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
  • Thuế TNCN nộp thay nhân viên được trừ vào chi phí?
  • Hồ sơ về chi phí tiền lương cần có những gì?
  • Những khoản chi phí thường bị loại khi quyết toán thuế?
  • Cách xử lý những khoản chi phí bị loại khi quyết toán thuế như thế nào hợp lý?
  • Làm sao để chi phí tiền lương không bị loại khi quyết toán thuế TNCN?

I. Các khoản chi phí lương thường bị loại khi quyết toán thuế 

Trong quá trình quyết toán thì bị loại chị phí lương là trường hợp hay xảy ra đối với doanh nghiệp, Dưới đây là 1 số lưu ý khi xây dựng bảng lương để tránh trường hợp bị loại chị phí doanh nghiệp cần lưu ý

Lưu ý 1: Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:

  • Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên.
  • Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

Lưu ý 2:

Theo Công văn 3884/TCT, công văn 768/TCT-TNCN, quy chế 994/QCPH-BHXH-CT. Nếu DN chưa đóng BHXH cho nhân viên thì chi phí tiền lương không bị loại (nếu có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo luật thuế TNDN như ở phía dưới) Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải nộp các khoản tiền phạt và truy thu khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội  vì doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội. (Cần lưu ý cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ lấy dữ liệu từ quan thuế  nên doanh nghiệp cần phải cân đối khoản chi phí này hợp lệ.)

Theo quy định hiện hành các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:

  • Tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến
  • Tiền ăn giữa ca
  • Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ
  • Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị…, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

Lưu ý 3:

Tuy nhiên trong những khoản trợ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội sẽ có những khoản chi phí được miễn khi quyết toán thuế TNCN và những khoản chi phí không được miễn khi quyết toán thuế TNCN:

Các khoản sau được miễn thuế TNCN Các khoản hỗ trợ, phụ cấp KHÔNG được miễn thuế TNCN
  • Tiền ăn ca, ăn giữa trưa.
  • Tiền điện thoại.
  • Tiền công tác phí.
  • Tiền trang phục.
  • Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc vào ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường.
  • Tiền đám hiếu, đám hỷ.
  • Tiền thưởng.
  • Tiền xăng xe, đi lại
  • Tiền nuôi con nhỏ…
  • Tiền phụ cấp …

Khoản tiền thuê nhà mà DN trả thay cho nhân viên thì tính vào Thu nhập chịu thuế KHÔNG vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

Lưu ý 4:

Theo Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các khoản phụ cấp phải đóng BHXH cần biết:

  • Phụ cấp chức vụ, chức danh
  • Phụ cấp trách nhiệm
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  • Phụ cấp thâm niên
  • ­Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp lưu động
  • ­Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự

Hạch toán chi phí lương làm sao để không bị loại khi quyết toán thuế
Hạch toán chi phí lương làm sao để không bị loại khi quyết toán thuế

II. Cách đưa chi phí tiền lương, thưởng vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế 

Thuế TNCN doanh nghiệp nộp thay nhân viên là chi phí hợp lý cần xác định các khoản thu nhập chịu thuê TNDN nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tai khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Căn cứ theo Công văn số 4881/CT-TTHT.

Để đưa chi phí tiền lương, thưởng của người lao động làm chi phí hợp lý khi hạch toán và quyết toán thuế doanh nghiệp cần có các chứng từ sau:

  • Hợp đồng lao động.
  • Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (ghi rõ điều kiện hưởng và mức hưởng)
  • Quyết đinh tăng lương (trong trường hợp tăng lương)
  • Bảng chấm công hàng tháng.
  • Bảng thanh toán tiền lương. (Có chữ ký đầy đủ)
  • Thang bảng lương do DN tự xây dựng.
  • Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu thanh toán qua ngân hang.
  • Nếu là cá nhân uỷ quyền Quyết toán thuế TNCN thì phải có MST cá nhân nhé và giấy uỷ quyền quyết toán thuế TNCN.
  • Nếu đi công tác cần (Quyết toán định cử đi công tác, giấy đi đường, các hoá đơn chứng từ khi đi công tác …)
  • Tờ khai thuế TNCN tháng, quý.
  • Tờ khai Quyết toán thuế TNCN cuối năm (cần bổ sung đủ file thống kê danh sách nhân viên bao gồm những người doanh nghiệp đã chi trả tiền lương

Cần lưu ý những điều sau khi xử lý chi phí tiền lương

  • Doanh nghiệp chỉ được chi  tối đa không quá 3 triệu/ lao động./ tháng  cho việc mua các khoản tiền bảo hiểm. Khi chi các khoản tiền này cần ghi rõ điều kiện hưởng và mức hưởng được quy định tại quy chế lương và hợp đồng.
  • Nếu muốn đưa các chi phí người lao động đi công tác vào chi phí để quyết toán thuế như (Chi phí đi lại: vé tàu xe, vé máy bay …, nhà nghỉ, khách sạn) cần có quyết định cử đi công tác, kèm theo hóa đơn chứng từ đầy đủ.
  • Trường hợp doanh nghiệp khoán tiền đi lại cho người lao động khi đi công tác cần có qu chế nội bộ của doanh nghiệp ghi rõ các định mức về chi phí, thời gian và mức phụ cấp… kèm theo giấy đi đường và quyết định cử đi công tác của công ty.

Nguồn: Thanh Hương- tổng hợp từ các kế toán có kinh nghiệm thực tế.

—————————————————-

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh:45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội:185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy
  • Văn phòng Hà Nội: Số 43, Tổ dân phố 12 Khu Tập Thể Công An , Phường Phúc La, Quận Hà Đông
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

nội dung [Hiển thị] [Hiển thị]

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *