Hợp đồng thử viêc và hợp đồng học việc sử dụng khi nào? hướng dẫn chi tiết

Những thông tin liên quan đến hợp đồng thử việc, hợp đồng học việc là gì sử dụng khi nào gây nhẫm lẫn không chỉ với người lao động mà rất nhiều nhân viên hành chính nhân sự mới vào nghề cũng chưa nắm được dẫn tới việc áp dụng không đúng luật tạo ra nhiều hệ luỵ cho người lao động và doanh nghiệp.Với kinh nghiệm tư vấn đào tạo nhân sự hệ thống đào tạo nghiệp vụ thực tế VinaTrain xin gửi tới bạn đọc bài viết hướng dẫn chi tiêt cách phân biệt và sử dụng 2 loại hợp đồng thử việc và hợp đồng học việc.

Căn cứ pháp lý: 

  • Bộ Luật lao động 2019
  • khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Người lao động và doanh nghiệp chưa nắm được cách sử dụng hợp đồng thử việc và hợp đồng học viêc

Chị Nguyễn Thu Hà, nhân viên kho tại một công ty trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội chia sẻ:” Tôi được nhận vào công ty với vị trị nhân viên kho (thủ kho) ký hợp đồng thử việc 2 tháng, khi hết thời gian thử việc công ty báo tôi chưa đạt yêu cầu công việc muốn gia hạn thêm thời gian thử việc ở một vị trí công việc khác thêm 1 tháng nữa nếu phù hợp mới nhận tôi vào làm chính thức. Liệu công ty có đang làm trái luật, để bớt lương của tôi hay không?”

Anh Trần Minh Hoà – nhân viên hành chính nhân sự của tại doanh nghiệp chia sẻ:

Công ty mình trước đó không có bộ phận hành chính nhân sự là kế toán kiêm nghiệm, nên bạn ấy chưa nắm được về các loại hợp đồng này người lao động vào làm ký hợp đồng thử việc, hợp đồng học việc không đúng luật. Giờ tiếp nhận xử lý quá nhiều vân đề do người trước để lại quá nhiều, những lúc này mới thấy tầm quan trọng của việc làm đúng luật giá trị như thế nào.

Đối với những người lao động, khi làm việc tại một công ty mới thì hợp đồng thử việc, hợp đồng học viên và những điều khoản trong hợp đồng thử việc, hợp đồng học việc là những thứ các bạn cần quan tâm vì nó liên quan tới quyền lợi, lợi ích và trách nhiệm của một nhân viên thử việc. Để sử dụng đúng loại hợp đồng học việc và thử việc với đúng người, đúng tình huống bạn đọc cần có kiến thức tổng quan về 2 loại hợp đồng này:

I. Hợp đồng thử việc những quy định cần biết

1. Hợp đồng thử việc là gì?

hop-dong-thu-viec

Hợp đồng thử việc là gì?

Hợp đồng thử việc là bản cam kết được lập ra giữa người lao động và người sử dụng lao động về những thỏa thuận trong quá trình thử việc. Trong hợp đồng nêu rõ điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ,… và được sự đồng ý giữa các bên liên quan. 

Tại Khoản 1, Điều 24, Bộ Luật lao động 2019 quy định:

“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.

2. Những quy định cần biết trong hợp đồng thử việc

 

a. Quy định về thời gian thử việc

Căn cứ vào tính chất và yêu cầu của công việc để quyết định thời gian thử việc, với sự thỏa thuận của bên lao động và bên sử dụng lao động. Người lao động chỉ được thử việc một lần đối với một công việc tại công ty/doanh nghiệp đó và tuân thủ các quy định sau:

  • Đối với công việc quản lý doanh nghiệp, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý): Không quá 180 ngày;
  • Đối với công việc yêu cầu trình độ kỹ thuật, chuyên môn từ cao đẳng trở lên: Không quá 60 ngày;
  • Đối với công việc yêu cầu trình độ kỹ thuật, chuyên môn trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: Không quá 30 ngày;
  • Đối với các công việc khác: Không quá 6 ngày làm việc.

Mức lương thử việc sẽ được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải trả ít nhất 85% mức lương của công việc làm thử cho người lao động.

b. Các quyền lợi của người lao động thử việc

Điều kiện lao động:

Về thời gian làm việc:

  • Thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.
  • Thời gian làm thêm ngoài giờ không vượt số giờ đã quy định.
  • Thời gian nghỉ giữa ca: Ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm.

Về tiền lương thử việc:

Tiền lương thử việc được người sử dụng lao động trả cho người lao động tối thiểu bằng 85% mức lương chính thức theo hợp đồng lao động và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi người lao động làm việc.

Về chế độ nghỉ:

Nghỉ phép thường niên:

  • Thời gian thử việc cũng được hưởng nghỉ phép năm nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
  • Nghỉ lễ, Tết: Người lao động thử việc được nghỉ làm và vẫn hưởng mức lương thử việc theo hợp đồng đã thỏa thuận.

d. Kết thúc thời gian thử việc:

Người lao động khi thử việc có quyền phá bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu đã thỏa thuận.

Nếu người sử dụng lao động yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời gian thử việc thì người lao động vẫn có quyền phá bỏ hợp đồng thử việc, không cần báo trước và cũng không có nghĩa vụ phải bồi thường (do không đạt yêu cầu đối với công việc được giao trong thử việc). Trừ trường hợp, trong quá trình làm việc cho công ty, người lao động có gây ra sai phạm dẫn tới thiệt hại thì sẽ phải bồi thường theo quy định.

e, Lưu ý khi sử dụng hợp đồng thử việc

Quy định về thời gian thử việc và số lần thử việc là vấn đề nhiều doanh nghiệp và người lao động không nắm rõ dẫn tơi tình trạng người lao động thử việc quá thời gian quy định mà không biết. Doanh nghiệp tự ý quy định thời gian thử việc cho vị trí tuyển dụng, gia hạn số lần thử việc ở 1 vị trí với lý do người lao động không đáp ứng nhu cầu công việc. Điều này hoàn toàn sai luật quy định chi tiết tại điều 24 – Vị trí thử việc. Điều 25- Thời gian thử việc. Điều 26 -Tiền lương thử việc.

Trong thời gian thử việc tiền lương thử việc thuộc đối tượng chịu thuế TNCN. Cần lưu ý 2 trường hợp: Trường hợp 1: Người lao động thử việc ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và Trường hợp 2: Người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng.

Xử lý tình trạng người lao động tự ý nghỉ ngang ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty

II. Hợp đồng học việc và những điều cần biết 

Hop-dong-hoc-viec

Hợp đồng học việc

1. Hợp đồng học việc là gì?

Xét về tính chất, quá trình học việc tương đương với quá trình học nghề vì đều nhằm mục đích đào tạo, trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết, và áp dụng, thực hành trên thực tế công việc.

Vì vậy hợp đồng học việc có thể được coi là một dạng của hợp đồng học nghề, là sự thỏa thuận giữa người đứng đầu, đại diện hợp pháp cho cơ sở dạy nghề và người học nghề về các quyền và nghĩa vụ của giữa các bên liên quan.

2. Những quy định cần biết trong hợp đồng học việc:

a. Quy định về thời gian học việc:

  • Thời gian học việc (học nghề) là khoảng thời gian mà người sử dụng lao động đào tạo, hướng dẫn cho người học việc những kỹ năng, kiến thức cơ bản, cách hoàn thành công việc. 
  • Hiện nay, Pháp luật lao động không quy định chi tiết về thời gian học việc mà căn cứ vào tính chất, yêu cầu của công việc để có sự thỏa thuận giữa bên sử dụng lao động và bên lao động. Có những vị trí công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng phức tạp nên thời gian học việc sẽ kéo dài. Cũng có những công việc đơn giản nên chỉ trong một thời gian học việc ngắn, học viên đã có thể nắm bắt được công việc.

b. Thu nhập trong quá trình học việc:

  • Người học việc sẽ được trả lương nếu trong quá trình học việc trực tiếp tham gia lao động hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên tại cơ sở đó.
  • Pháp luật hiện nay không ấn định một mức tối thiểu cụ thể về tiền lương hay các khoản phụ cấp mà người học việc nhận được từ bên sử dụng lao động, mà đó có thể là sự thỏa thuận giữa hai bên trong quá trình làm hợp đồng.

c. Các quyền lợi của người tham gia học việc:

  • Người học việc không có nghĩa vụ đóng học phí cho quá trình học việc nếu sau khi kết thúc thời gian học việc được trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sau khi hoàn thành quá trình học việc và điều khoản bồi thường nếu vi phạm thì người học việc sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo.
  • Được tạo điều kiện để học những kiến thức kỹ năng làm nghề, ứng dụng trên thực tế công việc.
  • Được trang bị các vật dụng bảo hộ trong quá trình học việc, tham gia lao động, sản xuất để đảm bảo các vấn đề về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Được ký kết hợp đồng lao động chính thức nếu đảm bảo đủ các điều kiện sau khi hết thời gian học việc.

d. Kết thúc thời gian học việc:

  • Khi kết thúc thời gian học việc mà người học việc đảm bảo được các điều kiện trở thành nhân viên chính thức thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động hoặc gia hạn thời hạn học việc, học nghề. 

Hợp đồng thử việc và hợp đồng học việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ pháp lý quy định về các loại hợp đồng không phải đóng bảo hiểm xã hội

Một là, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

Hai là, hợp đồng thử việc. Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về nội dung thử việc trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, thử việc chỉ áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Đồng thời, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, người lao động đang trong thời gian thử việc thì không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Ba là, hợp đồng khoán việc. Theo quy định của pháp luật lao động và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan thì trong quan hệ lao động không có quy định loại hợp đồng khoán việc. Đây là các loại hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, được xác định là loại hợp đồng dịch vụ. Do đó, người lao động làm việc theo các loại hợp đồng này không phải đóng BHXH bắt buộc…

Bốn là, hợp đồng cộng tác viên. Đây là các loại hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, được xác định là loại hợp đồng dịch vụ. Do đó, người lao động làm việc theo các loại hợp đồng này không phải đóng BHXH bắt buộc…

Bên cạnh đó cũng còn các loại hợp đồng khác không thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Kết: Qua bài viết, mình muốn chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin về hợp đồng học việc, hợp đồng thử việc và những quy định xoay quanh 2 loại hợp đồng này. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích mà các bạn đang tìm kiếm.

Nội dung đào tạo về hợp đồng thử việc, hợp đồng học việc đã được đưa vào giảng dạy tại các khóa học nghiệp vụ kế toán tổng hợp và hành chính nhân sự tại VinaTrain.

Ngoài ra, Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain cũng là đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, xuất nhập khẩu và nhân sự uy tín.

Bạn đọc cần tư vẫn miễn phí vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 093.170.5774 / Mrs Nguyễn Mai 

Chúc các bạn thành công!

Tác giả: Phước Thiện

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:

           – 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  •  Văn Phòng Hà Nội:

           – 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

           – Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *