|
I. Hợp đồng thử việc là gì
Trong thời gian thử việc, nhà tuyển dụng và ứng viên đều có cơ hội đánh giá công việc và môi trường làm việc có phù hợp với họ không. Công ty có thể đánh giá hiệu suất làm việc của ứng viên để quyết định liệu họ sẽ được chấp nhận làm nhân viên chính thức hay không. Nếu cả hai bên đều hài lòng, hợp đồng thử việc có thể được chuyển đổi thành hợp đồng lao động chính thức.
- Bài viết được xem nhiều: Hợp đồng thử viêc có phải là hợp đồng lao động không
II. Căn cứ pháp lý quy định về hợp đồng thử việc và thời gian thử việc
Trong thời gian thử việc dù chưa ràng buộc nhau chính thức về mặt pháp lý, nhưng người lao động cũng nên biết mình được hưởng những quyền lợi gì. Luật Lao Động 2019 quy định về những thông tin về thử việc cụ thể như sau:
2.1 Thời gian thử việc
Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, người sử dụng lao động và người lao động khi có thỏa thuận về thử việc thì có thể ghi nhận nội dung này trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.
Trên cơ sở thỏa thuận của các bên, thời gian thử việc cũng sẽ do các bên quyết định nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian tối đa theo quy định của pháp luật.
Điều 25 quy định “Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP). người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động thử việc trong các khoảng thời gian nêu trên. Nếu thử việc quá thời gian quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng.
2.2 Tiền lương thử việc
Điều 26, Luật Lao Động 2019 quy định chi tiết về tiền lương trong thời gian thử việc như sau: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”
2.3 Quy định khi kết thúc thời gian thử việc
Tại điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định và hướng dẫn chi tiết khi kết thúc thời gian thử việc như sau:
Tuy nhiên, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp. Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận thử việc nhiều lần nhưng mỗi lần thử việc chỉ được thực hiện 01 công việc.
Được đảm bảo về thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần và thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định.(Căn cứ: Điều 105 và Điều 107 BLLĐ năm 2019)
Vì vậy, nếu người lao động hết thời gian thử việc mà vẫn không đạt yêu cầu của vị trí việc làm thì người sử dụng lao động có thể yêu cầu thử việc với các công việc khác mà người đó chưa làm thử.
2.4 Thời giờ nghỉ ngơi
- Thời gian nghỉ giữa ca được đảm bảo về: ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm (làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc).(Căn cứ: Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
- Nghỉ hằng năm: Được tính hưởng phép năm nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.(Căn cứ: Khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
- Nghỉ lễ, Tết: Người lao động thử việc cũng được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, Tết. Tuy nhiên tiền lương được nhận là mức lương thử việc đã thỏa thuận.
2.5 Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc chỉ áp dụng đối với người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Vì vậy, nếu ký hợp đồng lao động để thử việc thì người lao động sẽ được đóng BHXH bắt buộc. Đồng nghĩa với đó, trong thời gian thử việc, người này sẽ được hưởng các chế độ của BHXH.
Trường hợp ký hợp đồng thử việc thì người lao động không được hưởng quyền lợi này.
III. Hợp đồng thử việc được phép ký tối đa mấy lần?
Theo điều 25 Luật Lao Động 2019 quy định “Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc“
Có thể thấy, Điều 25 này chỉ quy định về số lần ký hợp đồng thử việc cho một vị trí công việc là một lần mà không quy định về vấn đề thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp. Do đó, hiện nay, một số doanh nghiệp có thực hiện ký hợp đồng thử việc với một người lao động nhiều lần đối với nhiều công việc khác nhau mà không hề sai quy định của Luật lao động.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A vào công ty X , ký hợp đồng thử việc đầu tiên với vị trí nhân viên kế toán, nhưng sau 2 tháng thử việc ở vị trí nhân viên kế toán, chị A không đạt yêu cầu cho vị trí công việc này. Tuy nhiên, chị A có nhiều ưu điểm và công ty X nhận thấy chị có khả năng có thể làm việc ở vị trí nhân viên hành chính, vì vậy, công ty X tiếp tục ký hợp đồng thử việc thứ 2 với A tại vị trí nhân viên Hành chính trong vòng 02 tháng. Điều này hoàn toàn hợp lệ và không vi phạm điều 25 của Bộ luật lao động
Những nội dung này đều được giảng dạy chi tiết trong khóa học Hành chính nhân sự hoặc khoá học C&B của trung tâm VinaTrain, bạn đọc có mong muốn tìm hiều chuyên sâu về nội dung liên quan đến hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động có thể tham khảo các khóa học này của VinaTrain.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc về thắc mắc “hợp đồng thử việc được phép ký mấy lần” và ứng dụng được vào trong công việc của mình. Chúc các bạn thành công !
Biên tập và tổng hợp: Minh Thủy
Bài viết nghiệp vụ liên quan:
- Hợp đồng thử viêc và hợp đồng học việc sử dụng khi nào? hướng dẫn chi tiết
- Quy định thời gian thử việc bạn nên biết để không mất quyền lợi
_____________________________________________________________
Em thấy trung tâm có khóa này dạy cả về hợp đồng lao động liệu khóa này có dạy về nội dung này không ạ
Như vậy là hợp đồng lao động khi NLD tai nạn tử vong mình có tự chấm dứt được không ạ
Nếu lúc đầu thử việc 60 ngày, sau khi kết thúc thì công ty lại yêu cầu ký họp đồng lao động kèm thử việc 120 ngày thì công ty có đang vi phạm không ạ
Những ai mà thử việc 2 lần cũng nên xem mình có phù hợp với công việc này hay không
Vậy mỗi lần nâng cấp cũng phải thử việc thời gian như nhau hay còn phụ thuộc vào cấp bậc ạ
Chào em cảm ơn em đã gửi câu hỏi tới trung tâm về vấn đề này em tham khảo câu trả lời ở mục II phần 2.3 có giải thích rõ nhé. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường
Hồi em mới ra trường xin đi làm ở công ty mới đầu công ty họ họ bảo cho em học việc 3 tháng chỉ hỗ trợ 2tr/tháng tiền xăng xe, ăn trưa. Song sau mới cho ký hợp đồng thử việc. Nghĩ lại hồi ấy sao mà em cũng dại thật.
Ui dời ơi thử việc có công ty nó còn không có trợ cấp gì thử việc 2 tháng không có gì? Nhưng đó là những chỗ không có tâm. Còn đa số là 3tr :v
Anh/Chị có thể cho em hỏi trong thời gian thử việc, nếu ko đáp ứng dc yêu cầu công việc thì cty có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc ko ạ, còn đối với ng lao động muốn chấm dứt thì như nào nhỉ?
Em chào admin ạ, cho em hỏi trường hợp công ty không ký hợp đồng thử việc mà ký luôn hợp đồng lao động trong đó có 2 tháng thử việc thì có báo tăng bảo hiểm cho lao động luôn ko hay phải kết thúc 2 tháng thì báo tăng vậy
Theo quy định thì không phải đóng đâu bạn ơi nhưng nld và sdld có thể thỏa thuận có đóng hoặc không. Các công ty như vậy thì nta đóng làm gì 🙂 khi nào hết thử việc thì đóng
Chào Trần Trang cảm ơn em đã gửi câu hỏi tới trung tâm về vấn đề này trung tâm xin giải đáp như sau:
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định một trong những trường hợp NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là có hợp Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 cho phép NLĐ thử việc theo hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động. nếu trong hợp đồng có đóng bhxh thì bắt buộc phải đóng luôn em nhé.
Dạ trung tâm ơi, cho em hỏi với ạ, cty e sắp tới bổ sung phúc lợi khám sức khoẻ cho toàn bộ nhân viên. Mà hơi phân vân chế độ này áp dụng với nhân viên chính thức, nhân viên thử việc và thực tập sinh có nên phân ra mức hỗ trợ theo số tháng làm việc ko hay định mức như nào cho hợp lí nhất ạ?
Thường các công ty sẽ tính theo thâm niên và chức danh