Ký Hiệu NVOCC; Freight Forwarder; Carrier; Coloader Là Gì Trong Logistics

Tìm hiểu vầ các ký hiệu NVOCC, Carrier, Forwarder, Coloader trong ngành Logistics

Nếu đang tìm hiểu về nghành logistics nhất định bạn phải biết tới các ký hiệu được sử dụng trong giao nhận vận tải như: NVOCC; Carrier; Freight Forwarder; Coloader; Consolidator.  Nếu bạn chưa rõ về ý nghĩa của những từ này là gì, đừng bỏ qua bài viết nghiệp vụ do VinaTrain trình bày tại đây.

Bài viết về Ký hiệu NVOCC, Freight Forwarder, Carrier, Coloader trong ngành Logistics được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Thị Mai, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • Giảng viên tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vân khoá học nghiệp vụ xuất nhập khẩu vui lòng liên hệ với trung tâm qua hotline:0964.237.168

I. Khái niệm NVOCC, Freight Forwarder, Carrier, Coloader, Consolidator là gì?

1. Công ty NVOCC là gì

NVOCC (Non -Vessel Operating Common Carrier) là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển, được xem là nhà vận tải đường biển (Carrier) nhưng lại khác với các hãng tàu (Shipping Line) có nghĩa là họ không sở hữu con tàu nào. Nhưng công ty này lại có khả năng phát hành các vận đơn thứ cấp (House B/L) cho khách hàng và có khả năng cung cấp bảng giá (Tariff Rates). Và khả năng ký các hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với các hãng tàu. Để trở thành công ty NVOCC trước tiên cần phải là một Freight Forwarder.

Một số đơn vị NVOCC lớn trên thế giới có thể kể đến như:

  • Expeditors International of Washington
  • APEX Shipping
  • Orient Express Container
  • Phoenix International Freight Service
  • Honour Lane Shipping
  • Topocean Consolidation Service
  • Hecny Shipping

Lưu ý: Do không có tàu riêng, các NVOCC phải ký thỏa thuận và cung cấp dịch vụ trên cơ sở của các điều khoản của hãng tàu. Thay bằng sử dụng Vận đơn chủ, việc sử dụng NVOCC sẽ cần phải sử dụng Vận đơn thứ cấp (Vận đơn nhà – House Bill of lading). Đây là Giấy chứng nhận xếp hàng, xác nhận việc thu gom hàng hóa cụ thể và bắt buộc người vận chuyển phải giao hàng ở cảng đến cho người có vận đơn.

Bộ chính phủ Hoa Kỳ và Ủy ban Hàng hải Liên bang chịu trách nhiệm điều chỉnh luật NVOCC ở Hoa Kỳ. Tức là các công ty Hoa Kỳ và nước ngoài phải đáp ứng những tiêu chuẩn để được chấp thuận hoạt động như một NVOCC; giao hàng đến/đi khỏi Hoa Kỳ.

Tìm hiểu vầ các ký hiệu NVOCC, Carrier, Forwarder, Coloader trong ngành Logistics
Tìm hiểu vầ các ký hiệu NVOCC, Carrier, Forwarder, Coloader trong ngành Logistics

NVOCC đóng vai trò rất quan trọng đối với ngành vận tải đường biển

  • Cung cấp dịch vụ vận tải hàng hải: NVOCC cung cấp dịch vụ vận tải bằng đường biển cho khách hàng như: lắp đặt, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm hàng hóa và xử lý các thủ tục Hải quan.
  • Điều phối, quản lý hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm nguồn đến điểm đến: NVOCC sẽ sắp xếp toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ điểm nguồn đến điểm đến, bao gồm đặt chỗ, cập nhật lịch trình, giám sát và quản lý hàng hóa.
  • Mua hoặc thuê dịch vụ vận chuyển đường biển của các hãng tàu: NVOCC tuy không sở hữu tàu, nhưng thay vào đó, những đơn vị này sẽ thuê hoặc mua dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ các hãng tàu khác nhau để phục vụ nhu cầu khách hàng.
  • Hỗ trợ, tư vấn khách hàng lựa chọn địa điểm vận chuyển phù hợp: NVOCC tư vấn và giúp khách hàng lựa chọn địa điểm vận chuyển phù hợp nhất, giúp họ tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển tối ưu.
  • Đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách an toàn, hiệu quả: NVOCC đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa được thực hiện một cách hiệu quả và an toàn, hàng hóa được đưa đến đúng địa điểm, đúng thời gian và không làm ảnh hưởng đến chất lượng.
  • Giải quyết vấn đề liên quan đến vận tải đường biển: NVOCC giúp khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến vận tải biển như quản lý tài liệu, giải quyết các tranh chấp và xử lý rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển.
  • Là đối tác chiến lược với các hãng tàu: NVOCC đóng vai trò là đối tác chiến lược với các hãng tàu, làm việc chặt chẽ với họ để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ đến khách hàng một cách tối ưu.

2. Công ty Freight Forwarder

Freight Forwarder/Forwarder (FWD) là nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (Third party logistics – 3PL), thường các công ty FWD hoạt động rất rộng, họ cung cấp rất nhiều các dịch vụ từ vận tải nội địa, vận tải quốc tế đường biển, vận tải quốc tế đường hàng không, đến dịch vụ khai thuê hải quan, dịch vụ làm chứng từ xuất nhập khẩu, dịch vụ cho thuê kho bãi, đóng gói, xếp dỡ hàng,… Nhưng chính xác nhất của Freight Forwarder là họ chỉ kinh doanh duy nhất cước vận tải quốc tế (cả Air và Sea).

Tại việt nam một số công ty FWD cung cấp dịch vụ được đánh giá cao như:

  • Sea Air Global Logistics
  • ALP Logistics
  • AnphaTrans Logistics

3. Công ty Coloader hoặc (Consolidator)

Coloader là người đóng ghép hàng lẻ (LCL) của 1 Forwarder (hoặc Consolidator) với Master Consolidator (người nhận hàng của các Coloader), hoặc đóng hàng nguyên container (FCL) với các NVOCC (công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển, được coi là nhà vận tải nhưng không sở hữu con tàu nào) có giá cước tốt theo hợp đồng với các hãng tàu. Trong trường hợp này, FWD là người vận chuyển thứ cấp, không phải là đại lý của hãng tàu.

Vì vậy, Coloader có thể đóng từng vai trò riêng lẻ (người bán lại cước hàng lẻ, người gom hàng lẻ, người gom hàng nguyên container) hoặc nhiều vai trò kết hợp lại với nhau, tùy theo tình huống và vị trí cụ thể của họ.

Tại việt nam những đơn vị làm dịch vụ gom hàng coloader lớn được đánh giá cao như:

  • Khai Minh Logistics
  • Melody Logistics
  • Everich Logistics
  • Vestal Logistics
  • Panda Logistics

4. Công ty Carrier

Carrier là người vận chuyển (Trực tiếp sở hữu phương tiện vận chuyển). Carrier thường dùng chủ yếu cho vận tải đường hàng không (Airline) hay đường biển (Shipping line). Không biết tại sao các doanh nghiệp cũng sở hữu phương tiện vận chuyển đường bộ như xe tải, xe container,… thì không gọi là Carrier nữa. Có thể là do thói quen mà họ được gọi là Nhà xe, hiện tại có nhiều hãng vận tải đang cung cấp dịch vụ vận chuyển tại Việt Nam bạn có thể biết tới như:

Hãng tàu nội địa tại Việt Nam:

  • Hãng tàu nội địa Vinafco.
  • Hãng tàu công ty vận tải biển Việt Nam Vosco.
  • Hãng tàu Gemadept.
  • Hãng vận chuyển nội địa Vinalines (VIMC)
  • Hãng tàu Nasico.
  • Hãng tàu nội địa Biển Đông.
  • Hãng tàu Viet Sun.

Hãng tàu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam

  • Hãng tàu MSC
  • Hãng tàu Maersk
  • Hãng tàu CMA-CGM
  • Hãng tàu COSCO
  • Hãng tàu Hapag-Lloyd
  • Hãng tàu Evergreen
Các hãng tàu nổi tiếng tại Việt Nam
Các hãng tàu nổi tiếng tại Việt Nam

III. Phân Biệt NVOCC Và Freight Forwarder; ForWarder và Coloader

3.1 Phân biệt công ty NVOCC và công ty Freight Forwarder

Giống nhau: NVOCC và Freight Forwarder đều là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải nói riêng và Logistics nói chung. Tuy nhiên, giữa 2 loại hình công ty này có nhiều điểm khác biệt như sau:

Tiêu  thức NVOCC Forwarder
Phương tiện vận chuyển Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển không sở hữu tàu nhưng có thể có đội xe tải hay phương tiện khác để hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng hóa Không sở hữu bất kỳ phương tiện vận chuyển nào, bao gồm cả tàu, máy bay, xe tải,…
Dịch vụ vận tải Cung cấp dịch vụ vận tải bằng đường biển. Bên cạnh đó, có thể cung cấp thêm một số dịch vụ Logistics khác, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào hoạt động vận chuyển hàng hóa Vận tải đa phương thức, bao gồm cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Ngoài ra, cung cấp đa dạng các dịch vụ logistics khác nhau, bao gồm cả vận chuyển hàng hóa, bảo quản và quản lý kho bãi, quản lý chuỗi cung ứng,…
Trách nhiệm Đảm nhận việc đặt chỗ, vận hành và quản lý hàng hóa trên tàu. 

Được xem như một “hãng tàu ảo”, vì dù không sở hữu tàu nhưng lại có chức năng như một hãng tàu.

Cung cấp đa dạng các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng hóa như đóng gói, kiểm đếm, lưu trữ hàng hóa, bảo hiểm, giải quyết thủ tục hải quan,…

Công ty dịch vụ trung gian, không chịu trách nhiệm như một hãng tàu.

Cuối cùng, đây là điểm phân biệt rõ nhất giữa NVOCC và Freight Forwarder, để cung cấp được cước đi qua thị trường Bắc Mỹ (North America trade) thì chỉ có NVOCC mới làm được, còn FWD thì không. FWD phải mua lại giá cước của NVOCC để bán cho khách hàng. Vì theo quy định của FMC (Federal Maritime Commission) thì muốn vận chuyển hàng vào thị trường này thì công ty đó phải có FMC license – giấy phép để làm trung gian vận chuyển hàng hóa ở thị trường này (để có được giấy phép phải ký quỹ bảo lãnh)

3.2 Phân biệt FORWARDER và CLOADER

Giống nhau:

  • Không có phương tiện vận tải chặng chính như: tàu, máy bay… nhưng có thể có đội xe riêng phục vụ vận tải nội địa.
  • Cước vận tải quốc tế: Mua bán cước từ hãng tàu; NVOCC và các công ty FF khác nhau.
  • Cung cấp dịch vụ vận tải nội địa
  • Cung cấp thủ tục và dịch vụ hải quan liên quan tới hàng hoá.

Điểm khác nhau:

Tiêu thức   Forwarder  Coloader (Consolidator)
Hình thức gom hàng Dich vụ cung cấp đường biển: Gom hàng nguyên container Gom hàng lẻ container LCL từ nhiều chủ hàng tại kho CFS đóng vào container.

Hiện tại, các công ty FF vẫn tiếp nhận cước hàng lẻ container (LCL) từ khách hàng, sau khi nhận thông tin từ khách hàng công ty FWD sẽ liên hệ với các công ty làm dịch vụ gom hàng (consolidator)- Coloader. Nhiều chủ hàng sẽ chủ động liên hệ với các công ty Coloader nếu có hàng lẻ để tiết kiệm chi phí trung gian qua công ty Forwarder.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 10.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp các độc giả hiểu rõ về NVOCC, Freight Forwarder, Carrier và Coloader (Consolidator) trong ngành Logistics cũng như sự khác biệt giữa NVOCC và Freight Forwarder khi làm việc trong lĩnh vực Logistics và chuỗi cung ứng.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế VinaTrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Ký hiệu NVOCC; Freight Forwarder; Carrier; Coloader là gì trong ngành Logistics”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

___________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Phòng 1503 CT1A, Khu Đô Thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *