Em không biết trên vận đơn thường thể hiện dòng cước là prepaid hoặc collect vậy ý nghĩa của nó là gì. Khi khai báo hải quan có cần thể hiện trên tờ khai không? . Câu hỏi của bạn Vân Anh học viên lớp Xuất Nhập Khẩu Thực Tế K61HN02 tại VinaTrain cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc, bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp 2 thuật ngữ xuất hiện trong hầu hết các vận đơn: Freight Prepaid hoặc Freight collect để bạn đọc cùng hiểu.
Khi nào dùng cước trả trước và khi nào dùng cước trả sau
CƯỚC PREPAID (Freight Prepaid) LÀ GÌ ?
Trước hết bạn phải hiểu nghĩa: Prapaid là trả trước. Có nghĩa là người gửi hàng shipper phải thanh toán ngay tại cảng Load hàng (POL), đơn giản 1 điều hãng tàu không nhận công nợ, trừ một số trường hợp khách hàng siêu to siêu khổng lồ mới có ghi nợ. Ví dụ như việc bạn đặt vé máy bay nếu không thanh toán trước thì không book được vé.
Nhìn lại trong Incoterm thì Cước trả trước hay Prepaid được dùng với hợp đồng CIF.
Chủ hàng sẽ phải trả cước cho chỗ đựng hàng của mình ngay nhưng sao lại vân được nợ có khi công nợ lên tới 40 ngày hoặc nhiều hơn ?. Thực daonh nghiệp đi hàng với forwarder, mặc dù cước prepaid nhưng có thể hàng qua bạn mới trả cước tàu vì các công ty vận chuyên đã ứng tiền của họ ra trả trước cho khách hàng và thu lại sau.. Vì hiện nay forwarding cạnh tranh rất cao và cho bạn nợ công. Phần này người chịu rủi ro là forwarding, đặc biệt là những mặt hàng lạnh cước phí rất nhiều.
CƯỚC COLLECT (Freight collect) LÀ GÌ ?
Tương tự như vậy bạn phải hiểu Collect là trả sau. Vậy loại cước này người mua sẽ trả cước tàu và cước tàu được trả ở cảng đến.
Cước trả sau áp dụng trường hợp làm hàng chỉ định xuất EXW, FOB, đầu bốc hàng POL chỉ chuyển hàng lên tàu chỉ định và sẽ thanh toán cước phí khi hàng tới cảng dỡ hàng (cảng đến). Bạn tưởng tượng cước này giống như thuê bao trả sau của điện thoại.
Vậy hãng tàu cho nợ tới lúc hàng tới rồi mới thu tiền của chủ hàng có đúng không. Trường hợp này không phải, mà là agent của ForWarder bên đầu nhập sẽ ứng tiền trả trước cho hãng tàu và tới lúc hàng đến cảng POD thì họ sẽ thu tiền của chủ hàng sau.
Nhiều người nhầm lẫn khái niệm cước collect và Prepaid trên vận đơn
SO SÁNH CƯỚC PREPAID VÀ CƯỚC COLLECT
GIỐNG NHAU: Local Charge hãng tàu sẽ đều thu tại cảng bốc và cảng dỡ hàng. Cần hiểu them Term nếu mua bán theo FOB và CIF thì local charges bên shipper và consignee trả tại 2 đầu của họ ý là bên nào thì bên đó trả , giá EXW thì consignee trả local charges 2 đầu, DDP thì bên bán trả local charges 2 đầu.
Đa phần Cước prepaid trả tại cảng xuất, cước collect trả tại cảng nhập, Trường hợp nếu có thỏa thuận về việc giải phóng hàng sẽ thay đổi cước, quy định ai là người trả cước tàu thôi Thường thì cước collect là bạn bắt buộc phải làm house bill, còn ươớc prepaid thì có thể làm house bill hoặc master bill đều được.Trong thực tế mặc dù cước collect nhưng có thể trả tại cảng load hàng, consignee lúc này sẽ nhờ shipper trả hộ mình cước.
Hy vọng, Vân Anh sẽ hiểu hơn về cước trả trước và cước trả sau trong xuất nhập khẩu khi đọc bài viết này. Nếu bạn có câu hỏi nghiệp vụ hãy cho chúng tôi biết trong phần comment để chia sẻ thêm nhiều bài viết hữu ích tới bạn nhé/
VinaTrain – Học để Phát Triển !
Thảo Luận & Hỏi Đáp
Minh Quân says:
ad viết thêm nhiều bài như thế này có đc k e tự học mà mỗi lần đi tìm tài liệu k biết chọn lọc thế nào
ad viết thêm nhiều bài như thế này có đc k e tự học mà mỗi lần đi tìm tài liệu k biết chọn lọc thế nào
mình thích xnk mà hiện tại lại đang làm về bs thú y trái ngành quá thì đk học thêm từ đầu ở chỗ mình có đc k ? mình k biết gì về xnk
Cần một bài viết hướng dẫn khai báo hàng xuất LCL add ơi
Giờ mới hiểu đọc bill có phần này cả lớp không ai hỏi nên cũng chả giám hỏi cô giáo
em đang tự học xuất nhập khẩu tìm tài liệu tổng hợp như vậy mà khó quá 🙁
thực ra làm hàng thì còn tùy vào điều kiện thỏa thuận nữa nên cái PP hay CC chỉ để thê hiện bên nào có trách nhiệm trả tiền thôi a
em chưa phân biệt được sự khác nhau giữ MBL và HBL ad viết bài này đi